Học tập đạo đức HCM

Ngày đầu thu phí ATM nội mạng

Thứ sáu - 01/03/2013 09:40
Từ ngày hôm nay (1/3/2013), Thông tư 35/2012/TT-NHNN ngày 25/12/2012 của Ngân hàng Nhà nước về phí dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa bắt đầu có hiệu lực. Một số ngân hàng đã bắt đầu thu phí rút tiền nội mạng ATM.
 
Ngày đầu thu phí ATM nội mạng
Người dân với ngày đầu thu phí
Mặc dù có thông tin sẽ thu phí rút tiền ATM nội mạng từ 1/3, nhưng qua khảo sát trong ngày hôm nay, nhiều khách hàng cho biết chưa bị thu phí.
Chị Lương Thu Loan (Hoàn Kiếm, Hà Nội) cho biết chị vừa rút tiền thẻ Techcombank tại ATM. Đã chuẩn bị tinh thần với việc sẽ mất phí rút tiền nội mạng nhưng chị khá bất ngờ khi không mất phí.
Chia sẻ suy nghĩ về việc các ngân hàng sẽ thu phí rút tiền nội mạng, chị Loan cho hay, để tiện chị cũng thường rút tiền ngoại mạng, và thường mất phí là 3.300 đồng. Do đó, với mức phí rút tiền nội mạng tối đa là 1.000 đồng cho 1 giao dịch, chị Loan nghĩ đây là mức phí chấp nhận được.
“Đã là dịch vụ thì thu phí là điều khó tránh nhưng tôi thấy việc thu phí cần được thực hiện đúng theo quy định, có cơ chế giám sát chặt chẽ của cơ quan có thẩm quyền để tránh hiện tượng trục lợi. Ngoài ra, biểu phí cần được công khai cụ thể để người dân biết”, chị Loan nói.
Là sinh viên và đang dùng dịch vụ ATM của Ngân hàng Vietcombank, bạn Lê Văn Tuấn lại tỏ ra không mấy vui vẻ trước việc Vietcombank thực hiện thu phí rút tiền nội mạng từ 1/3.
Theo bạn Tuấn, sinh viên hiện nay dùng dịch vụ thẻ của Ngân hàng Vietcombank khá nhiều. Với mức phí 1.100 đồng, bao gồm cả thuế VAT cho một giao dịch rút tiền nội mạng, nghe có vẻ không đáng bao nhiêu nhưng nếu thực hiện rút tiền nhiều lần, đây không phải là số tiền nhỏ với sinh viên.
“Hàng tháng gia đình gửi tiền, em thường rút ít một để tiêu, mỗi lần chỉ rút 200.000 đồng để tránh tình trạng chưa hết tháng đã hết tiền. Với những sinh viên nghèo phải tiết kiệm từng đồng như em, nhất là trong thời điểm giá cả tăng cao như hiện nay, 1.000 đồng cũng giá trị. Do đó, em nghĩ các ngân hàng nên xem xét miễn phí này cho các đối tượng sinh viên”.
Đồng tình với việc thu phí ATM nội mạng, chị Trần Minh Thuý (Kim Ngưu, Hà Nội) cho rằng phí này sẽ hỗ trợ ngân hàng trong việc đầu tư mua máy móc; thuê mặt bằng để đặt máy ATM; nguồn nhân lực tiếp quỹ hàng ngày...
Tuy nhiên, theo chị Thuý “Người dân nộp phí để hưởng dịch vụ, do đó dịch vụ tốt thì họ mới thấy không phí số tiền bỏ ra. Ngân hàng là nơi cung cấp dịch vụ nên tất nhiên Ngân hàng phải có trách nhiệm đảm bảo chất lượng dịch vụ. Không thể nói vì các yếu tố khách quan mà không đảm bảo dịch vụ tốt cho khách hàng”.
Không nên để một mức thu phí chung cho tất cả các mệnh giá rút tiền là ý kiến của anh Nguyễn Thanh Tùng (Lê Văn Lương, Hà Nội). Theo anh Tùng, hiện nay, các các ngân hàng có những quy định rất khác nhau và không thống nhất về số tiền tối đa được rút, nơi 2 triệu đồng, nơi đến 5 triệu đồng. Ngoài ra, mệnh giá rút tối đa còn phụ thuộc vào mệnh giá loại tiền đang còn trong ATM. “Nếu rút 2 triệu đồng cũng mất 1.100 đồng tiền phí và rút 5 triệu đồng cũng mất bằng đấy tiền thì thực sự không hợp lý”, anh Tùng kiến nghị.
Chỉ 2/3 ngân hàng thực hiện thu phí từ 1/3
Theo báo cáo của các ngân hàng với Ngân hàng Nhà nước, có 22/34 ngân hàng chưa thu phí nội mạng ATM; 10 ngân hàng quy định mức thu 1.000 đồng/giao dịch; 2 ngân hàng thu phí từ 200 - 500 đồng/giao dịch.
Khảo sát của phóng viên Báo điện tử Chính phủ sáng ngày 1/3, ngân hàng Vietcombank đã bắt đầu thu phí rút tiền ATM nội mạng của khách hàng với mức phí 1.000 đồng/giao dịch (chưa tính VAT).
BIDV cũng công bố sẽ thu phí 1.000/giao dịch rút tiền ATM nội mạng (chưa tính VAT) nhưng miễn phí từ ngày 1/3 – 30/4/2013.
Ngân hàng Vietinbank công bố tạm thời chưa thu phí đối với giao dịch rút tiền mặt tại ATM nội mạng. Ngân hàng này cũng giảm phí vấn tin và in sao kê giao dịch thẻ trên ATM nội mạng, vấn tin, in sao kê trên ATM ngoại mạng từ 1.500 xuống còn 500 đồng/giao dịch (chưa tính VAT).
Các ngân hàng Techcombank, DongA Bank, BAOVIET Bank… tiếp tục miễn phí rút tiền ATM nội mạng.
Hiện các ngân hàng Vietcombank, Vietinbank, BIDV, Techcombank…  áp dụng thu phí rút tiền ngoại mạng 3.000 đồng/giao dịch (chưa tính VAT).
Về phí chuyển khoản, Vietcombank thu phí chuyển khoản nội mạng, ngoại mạng 3.000 đồng/giao dịch. BIDV thu phí chuyển khoản nội mạng là 0,05% số tiền giao dịch, trong đó, số tiền tối thiểu là 2.000 đồng, tối đa là 15.000 đồng/giao dịch; ngân hàng này thu phí chuyển khoản tại máy ATM của các ngân hàng kết nối với mức 5.000 đồng/giao dịch trong nội bộ BIDV. Vietinbank không thu phí chuyển khoản nội mạng trong hạn mức đối với các thẻ ATM, ngân hàng này thu phí 0,06%/số tiền chuyển khoản vượt hạn mức (tối thiểu 3.00 đồng và tối đa 15.000 đồng/giao dịch); với giao dịch chuyển khoản nội bộ tại ATM của ngân hàng khác, Vietinbank thu 500 đồng/giao dịch. Tất cả các mức phí trên chưa tính VAT.
Giám sát chặt chẽ chất lượng dịch vụ mạng lưới ATM
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng đã chỉ đạo chặt chẽ và hướng dẫn Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố, cũng như các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thực hiện các biện pháp đảm bảo hoạt động an toàn, ổn định của hệ thống ATM, tăng cường giám sát hoạt động, theo dõi lượng tiền trên máy ATM, tổ chức thực hiện rà soát mạng lưới ATM của mình.
Các ngân hàng bố trí các đội tiếp quỹ từ 3-4 người thực hiện hàng ngày (kể cả Thứ Bảy và Chủ nhật), thậm chí vào những dịp cao điểm hoặc tại những điểm tập trung đông người rút tiền (như tại các khu công nghiệp, khu chế xuất), thực hiện tiếp quỹ đến 3-4 lần/ngày (ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ngân hàng BIDV...), đảm bảo thời gian ATM hết tiền không quá 4 giờ làm việc và không quá 1 ngày nếu ngoài giờ làm việc. Ngân hàng lập các bộ phận chuyên trách thường xuyên kiểm tra tình trạng máy ATM, thiết bị, đường truyền theo quy trình, nghiệp vụ để đảm bảo an toàn hoạt động ATM.
Đồng thời, các ngân hàng thương mại cũng đang triển khai trang bị hệ thống camera ghi hình tại khu vực máy ATM và phối hợp chặt chẽ với lực lượng bảo vệ, giám sát hệ thống ATM 24/7 để kịp thời hỗ trợ khách hàng sử dụng dịch vụ thẻ và đảm bảo an ninh của khách hàng giao dịch, giải quyết kịp thời các sự cố xảy ra tại địa điểm đặt máy.
Ngoài ra, để đảm bảo quyền lợi của các chủ thẻ theo đúng quy định của pháp luật, một số ngân hàng thương mại đã ban hành bộ mẫu hợp đồng dành cho khách hàng sử dụng thẻ với các nội dung quy định rõ về quyền lợi, nghĩa vụ của khách hàng. Một số ngân hàng thương mại cũng triển khai những chính sách ưu đãi đối với khách hàng thuộc đơn vị trả lương có thu nhập thấp, đối tượng sinh viên, cán bộ hưu trí và công chức viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước như miễn phí phát hành thẻ ghi nợ nội địa và phí thường niên thẻ.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết sẽ tiếp tục giám sát chặt chẽ việc triển khai thực hiện quy định của các ngân hàng thương mại để hoạt động của mạng lưới ATM ngày càng tốt hơn, đáp ứng nhu cầu của người sử dụng.
Thông tư 35/2012/TT-NHNN quy định:
- Phí  rút tiền mặt tại ATM cho giao dịch nội mạng có mức thấp nhất là 0 đồng và mức thu tối đa sẽ  tăng dần theo từng năm, từ 1.000 đồng/lần giao dịch vào năm 2013 đến 3.000 đồng/lần giao dịch vào năm 2015; giao dịch ngoại mạng tối đa là 3.000 đồng/lần.
- Phí vấn tin tài khoản (không in chứng từ) đối với thẻ ngoại mạng sẽ mất nhiều nhất 500 đồng cho một giao dịch.
- Phí in sao kê  hoặc in chứng từ vấn tin tài khoản sẽ bị thu phí từ 100 - 500 đồng cho mỗi giao dịch với ATM nội mạng; 300 - 800 đồng nếu giao dịch ATM ngoại mạng.
- Phí chuyển khoản bằng thẻ tại ATM từ 0 -15.000 đồng/giao dịch; phí phát hành thẻ từ 0 - 100.000 đồng/thẻ; phí thường niên từ 0 - 60.000 đồng/thẻ/năm.

Thanh Hoài –  Thu Hằng
Theo baodientu.chinhphu.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập202
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm200
  • Hôm nay58,892
  • Tháng hiện tại58,892
  • Tổng lượt truy cập84,965,928
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây