Nông dân làm lúa nhiều, vất vả mà chưa giàu. Ảnh: Gia Thọ. |
Chính sách ưu đãi khó đến với nông dân
Vụ đông xuân năm nay vẫn như nhiều vụ trước, nóng chuyện tiêu thụ. Từ Chính phủ xuống đến người dân đều lo toan nhưng kết quả chưa rõ rệt.
Ngày 27-2, tại tỉnh Đồng Tháp, Chính phủ tổ chức họp bàn về sản xuất và tiêu thụ lúa, đại diện Hiệp Hội Lương thực Việt Nam cho biết, sau một tuần mua tạm trữ, giá lúa nhích lên 100-200 đ/kg.
Trên đồng ruộng, ông nông dân Nguyễn Minh Xuân ở xã Trường Thành (Thới Lai, Cần Thơ) nói, giá lúa có nhích lên 50 đ/kg nhưng vẫn thấp hơn năm ngoái.
Ông Nguyễn Văn Sơn ở xã Thạnh Phú (Cờ Đỏ, Cần Thơ) nói thêm, giá lúa jasmin vẫn thấp hơn năm ngoái 1.200 đ/kg. Trong khi, đầu vào sản xuất năm nay tăng hơn năm ngoái, nông dân đang “phú quý giật lùi”.
Đa số hộ nông dân có ít ruộng, doanh nghiệp không thể tổ chức lực lượng mua lúa len lỏi khắp đồng gần đồng xa trực tiếp với họ, mà phải qua thương lái.
Ông Nguyễn Văn Hên, một thương lái lúa gạo ở xã Định Môn (Thới Lai, Cần Thơ) nói: “Doanh nghiệp được hỗ trợ lãi suất 3 tháng còn chúng tôi phải tự xoay xở vốn, còn bị doanh nghiệp nợ tiền 2-3 ngày, nên khó mua lúa cho nông dân nhiều với giá cao”.
Cũng vì sản xuất manh mún, nhiều chính sách ưu đãi của Chính phủ rất khó đến với nông dân. Chính sách hỗ trợ nông dân giữ đất trồng lúa, mỗi năm 500.000 đ/ha, thực hiện từ năm 2012, nhưng ở thị trấn Kinh Cùng (Phụng Hiệp, Hậu Giang), nay mới có tiền và chỉ được tính nửa năm.
Chính sách hỗ trợ vốn cho nuôi trồng thuỷ sản (Công văn 1149/TTg của Thủ tướng ngày 8-8-2012), Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Thị Xuân Thu đánh giá, đa phần vốn chỉ dành cho doanh nghiệp đáo nợ, vốn đưa vào sản xuất rất ít.
Những bươn chải làm ăn lớn thất bại
Thứ trưởng Nguyễn Thị Xuân Thu thừa nhận, sản xuất nông nghiệp vẫn tăng đều qua các năm nhưng chất lượng tăng trưởng không cao, chưa bền vững.
Bộ NN-PTNT đang dự thảo một đề án tái cấu trúc ngành nông nghiệp, nhằm tập trung thúc đẩy tăng trưởng các ngành hàng có lợi thế cạnh tranh.
Vấn đề nan giải nhất của sản xuất nông nghiệp hiện nay là manh mún. Đa số hộ nông dân ở ĐBSCL chỉ có 0,2 - 1 ha ruộng.
Một số nơi cố gắng thoát ra khỏi sự manh mún, cũng thất bại vì nhiều lý do đã cho thấy đó là con đường gian nan. Nông trường Sông Hậu mấy năm trước tổ chức cho nông trường viên trồng xoài cát Hoà Lộc khi làm lúa lời không còn cao, được khoảng 150.000 cây (hơn 800 ha).
Ông Đặng Thanh Liêm ở khu sản xuất 3 của Nông trường kể, gia đình ông trồng 180 cây trên 1 ha và cùng với nhiều nông trường viên khác, được Nông trường hỗ trợ để tháng 8-2008 có chứng nhận GlobalGAP.
Khách hàng từ Pháp, Canada đến ký hợp đồng ghi nhớ mua giá 3 USD/kg, tuy nhiên, phải đóng gói với nhãn mác đầy đủ.
Nông trường đã có kế hoạch xây dựng xưởng đóng gói nhưng cùng năm đó khởi tố vụ án “quỹ đen” mà kết quả không đi đến đâu nhưng thương hiệu xoài Shafarm thì tan vỡ. Nông trường viên chỉ còn con đường đưa xoài ra vỉa hè bán giá thấp.
Cũng ở Cần Thơ, doanh nhân trẻ Nguyễn Hoàng Luân, Giám đốc Cty ACI, năm 2011 mới 27 tuổi, về xã Hòa Mỹ (Phụng Hiệp, Hậu Giang) làm dự án 100 ha lúa GlobalGAP, được UBND tỉnh Hậu Giang chấp thuận.
Vì những hạn chế của Luật Đất đai, anh Luân phải thực hiện phương thức “nhà đầu tư tự thỏa thuận chuyển nhượng quyền sử dụng đất” và đã gặp kẻ lừa đảo, dự án đổ vỡ.
Sáu Nghệ
Theo tienphong.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;