Học tập đạo đức HCM

Phụ nữ nông thôn, nữ nông dân: Nhiều thiệt thòi

Thứ hai - 04/03/2013 03:23
Trải qua hàng ngàn năm dựng và giữ nước, phụ nữ Việt Nam đã cho thấy ý chí mạnh mẽ với những Hai bà Trưng, bà Triệu,... Tuy nhiên, do quan niệm cũ nên vị trí của người phụ nữ chưa được coi trọng. Bởi vậy, muốn học cao hơn, muốn thi thố khả năng, họ phải giả trai, như trường hợp “Bà Chúa sao” Nguyễn Thị Duệ. Cho đến trước khi Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà nay là nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra đời, bà Duệ là tiến sĩ nữ đầu tiên và duy nhất.

Trải qua gần 68 năm dưới chế độ dân chủ nhân dân do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, nước Việt Nam đã lập nên những kỳ tích chấn động địa cầu trên tất cả các phương diện, cả chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, ngoại giao,... trong đó có vấn đề bình đẳng nam nữ. Kể từ đó, quyền của người phụ nữ mới được ghi trong Hiến pháp (Điều 9, Hiến pháp năm 1946 ghi: Đàn bà ngang quyền với đàn ông về mọi phương diện). Dù trải qua muôn ngàn gian khó nhưng người phụ nữ từng bước được tôn trọng hơn, được tạo điều kiện tốt hơn trong nâng cao năng lực, trình độ và tham gia vào các hoạt động xã hội, cả những vị trí quan trọng trong các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp cũng như các cơ quan nghiên cứu khoa học,...

Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB): “Việt Nam là một trong những quốc gia dẫn đầu thế giới về tỷ lệ phụ nữ tham gia các hoạt động kinh tế, là một trong những nước có tiến bộ hàng đầu về bình đẳng giới..., là quốc gia đạt được sự thay đổi nhanh chóng nhất về xoá bỏ khoảng cách giới trong 20 năm qua ở khu vực Đông Á”.

Tuy nhiên, nhìn thẳng vào sự thật, thấy tư tưởng phong kiến hẹp hòi, năng lực của phụ nữ chưa được đánh giá đúng, chị em chưa được tôn trọng đúng mức. Điều này thể hiện trên nhiều lĩnh vực: nữ công nhân được trả lương thấp hơn nam giới dù cùng công việc; nữ nông dân, nhất là chị em ở miền núi, người dân tộc thiểu số, ngoài lao động nặng nhọc như nam giới còn bị bạo hành, xâm hại tình dục, bị buôn bán, ép tảo hôn, không được đi học,... Ngay cả nữ trí thức cũng gặp nhiều khó khăn trong nâng cao trình độ do nhận thức từ cả gia đình và xã hội.

Theo nhiều chuyên gia, bất bình đẳng giới là một trong nhưng nguyên nhân cơ bản của đói nghèo, lạc hậu; là rào cản đối với phát triển bền vững. Theo đó, để phát triển bền vững, xoá nghèo bền vững phải thực hiện nhiều giải pháp, trong đó giúp chị em, nhất là phụ nữ ở nông thôn, khu vực đồng bào dân tộc thiểu số nâng cao kiến thức mọi mặt để chị em xóa đi được suy nghĩ “mình kém nam giới” cần được đặc biệt quan tâm. Cùng với đó là việc ưu tiên hỗ trợ chị em vốn để phát triển sản xuất, tôn vinh những phụ nữ nghèo vượt khó, phê phán những biểu hiện phân biệt đối xử, lạm dụng, bóc lột, buôn bán phụ nữ; giáo dục ý thức tự bảo vệ quyền tự do và nhân phẩm phụ nữ đối với toàn xã hội.

Càng gần ngày 8 tháng 3, thấy thị trường quà tặng trên địa bàn các thành phố, đô thị ngày càng nóng càng thấy chị em phụ nữ ở nông thôn nhiều thiệt thòi. Mong rằng những người chồng, người cha, người anh – những người đàn ông có sự quan tâm đến người phụ nữ của mình, dù chỉ là một lời chúc, một câu nói yêu thương, một việc làm ý nghĩa.

Thanh Hiền
Nguồn:kinhtenongthon.com.vn

 Tags: việt nam

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập320
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm318
  • Hôm nay31,756
  • Tháng hiện tại158,318
  • Tổng lượt truy cập85,065,354
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây