Học tập đạo đức HCM

Nông nghiệp vẫn là “hậu phương vững chắc”

Thứ hai - 04/03/2013 03:28
Trao đổi với chúng tôi xung quanh vấn đề này, ông Võ Văn Thắng, Chủ tịch UBND huyện cho biết:

Chúng tôi rất may mắn có vị trí địa lý đặc biệt, tiếp giáp với TP.Cần Thơ, không chỉ có tuyến Quốc lộ 1đi qua mà còn có sông Hậu, tuyến giao thông thủy huyết mạch của Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) chảy dọc địa bàn. Đây được xem là lợi thế hiếm có để chúng tôi phát triển kinh tế - xã hội. Không những thế, người dân Châu Thành còn cần cù, chăm chỉ, năng động trong việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, xây dựng các mô hình kinh tế cho hiệu quả cao. Chính vì vậy, trong bối cảnh nền kinh tế trong nước và thế giới gặp nhiều khó khăn nhưng năm 2012, tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện vẫn ổn định, các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội đều đạt và vượt so với kế hoạch.

Đến thời điểm này, nông nghiệp vẫn được coi là “hậu phương vững chắc” để huyện triển khai các chương trình, dự án phát triển công nghiệp, dịch vụ. Mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức về thời tiết, sâu bệnh nhưng diện tích lúa cả năm vẫn đạt 4.396ha, 1.072ha rau màu các loại và 8.709ha vườn cây ăn trái. Ngoài việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng - vật nuôi phù hợp thì phát triển diện tích vườn cây đặc sản, nhất là bưởi Năm Roi và cam sành kết hợp phát triển du lịch sinh thái miệt vườn đang là hướng đi mới của huyện. Bên cạnh đó, chúng tôi đã quy hoạch 300ha nuôi trồng thủy sản tại 2 xã Đông Phước và Đông Phước A; phát triển cây màu ở Đông Thạnh, Phú An để cung ứng nguyên liệu cho các doanh nghiệp.

Ngoài ra, để phát triển nông nghiệp, hệ thống đê bao khép kín cũng được đầu tư hoàn tất với kinh phí hàng chục tỉ đồng, đảm bảo tưới tiêu cho diện tích cây trồng trên địa bàn. Nhiều phương thức canh tác mới được ứng dụng vào sản xuất như: kỹ thuật trồng theo tiêu chuẩn quốc tế GlobalGAP, VietGAP... Những chứng chỉ nông nghiệp sạch, chất lượng này được xem là “giấy thông hành” quan trọng để nông sản Châu Thành vươn xa ra thị trường ngoài nước. Đặc biệt, Tết Nguyên đán Quý Tỵ vừa rồi, nhà vườn Châu Thành đã cung cấp cho thị trường những đặc sản “có một không hai” như bưởi hồ lô, dưa hấu thỏi vàng…, chứng tỏ bà con nông dân rất nhanh nhạy với nhu cầu thị trường.

Trong lĩnh vực công nghiệp, với nhiều chính sách ưu đãi, đến nay, huyện đã thu hút được hơn 10 nhà đầu tư trong và ngoài nước với tổng vốn đầu tư trên 30.000 tỉ đồng. Nếu như năm 2005, huyện chỉ có 228 cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp thì nay tăng thêm 454 cơ sở, mỗi năm giải quyết việc làm cho khoảng 1.400 lao động. Dự kiến, khi các cụm công nghiệp đi vào hoạt động sẽ giải quyết việc làm cho khoảng 12.000 lao động. Giá trị sản xuất công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp năm 2012 đạt 1.400 tỷ đồng, bằng 253,5% kế hoạch. Có thể nói, Châu Thành đã tạo được những tiền đề quan trọng để trở thành huyện công nghiệp của tỉnh Hậu Giang. Lĩnh vực thương mại - dịch vụ có hướng phát triển khá, tổng mức bán lẻ hàng hóa 4.578 tỷ đồng, đạt 169% kế hoạch. Hiện, trên địa bàn có 918 cơ sở thương mại – dịch vụ.

Phong trào xây dựng nông thôn mới (XDNTM) đang được triển khai rộng khắp ở các địa phương. Châu Thành hưởng ứng chủ trương này như thế nào, thưa ông?

Chương trình XDNTM đã mang lại nhiều đổi thay cho đất và người Châu Thành. Diện mạo nông thôn ngày càng khang trang, đẹp lên từng ngày. Nhưng cái được lớn nhất là nhận thức, tư duy của người dân đã thay đổi, họ không ngại áp dụng cái mới vào sản xuất, từ đó tạo phong trào thi đua sôi nổi ở nhiều địa phương.


Một trong những chuyển biến tích cực và rõ rệt nhất mà chương trình XDNTM mang lại cho Châu Thành là hệ thống giao thông nông thôn (GTNT). Bằng sự quyết tâm, đồng thuận của nhân dân và chính quyền địa phương, phong trào xây dựng GTNT được triển khai rộng khắp ở các xã. Nhiều tuyến đường trên địa bàn trước đây mưa xuống lầy lội, đi bộ cũng khó khăn thì nay được thay bằng đường bê-tông, đi lại thuận tiện. Từ năm 2004 đến nay, huyện đã hoàn thành hơn 500km đường GTNT; toàn huyện có 8/9 xã, thị trấn có đường ô tô về đến trung tâm, 60/60 ấp có đường xe 2 bánh đi lại thuận lợi cả hai mùa mưa nắng. Phong trào phát triển hệ thống GTNT kết hợp với đê bao chống lũ lan rộng khắp các xã, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn Châu Thành. Dự kiến đến hết năm 2013, huyện sẽ bê-tông hóa toàn bộ hệ thống GTNT theo đúng tiêu chí và đến năm 2020 các xã trong huyện đều đạt chuẩn NTM.

Hiện, Đông Thạnh, xã điểm XDNTM của tỉnh đã đạt 14/19 tiêu chí, các xã còn lại đạt từ 3 - 6 tiêu chí. Đây sẽ là tiền đề quan trọng để huyện đẩy nhanh việc thực hiện chương trình này theo hướng bền vững, chắc chắn từng bước một.

2013 được dự báo vẫn là năm đầy khó khăn đối với nền kinh tế. Lãnh đạo huyện đã có những định hướng, giải pháp gì để giữ vững tốc độ tăng trưởng, đạt được các mục tiêu kinh tế - xã hội đề ra?


Năm 2013, chúng tôi đề ra mục tiêu chung là tập trung chỉ đạo thực hiện toàn diện trên các lĩnh vực phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, củng cố tăng cường quốc phòng, an ninh, tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng chào mừng 10 năm huyện Châu Thành thuộc tỉnh Hậu Giang; tiếp tục phát triển nông nghiệp, nông thôn và đô thị văn minh, đào tạo nguồn nhân lực, cải cách hành chính.

Theo đó, để tiến đến mục tiêu phát triển toàn diện nông nghiệp theo hướng bền vững, hình thành một số vùng sản xuất hàng hóa lớn có năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh cao, chúng tôi sẽ hoàn tất việc rà soát quy hoạch tổng thể ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2020; công bố quy hoạch để tạo điều kiện tổ chức triển khai và quản lý tốt quy hoạch. Tập trung đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả chương trình giống cây trồng, vật nuôi nhằm cung cấp giống có chất lượng, năng suất cao; phát triển từng loại cây - con theo hướng bền vững, hiệu quả. Khuyến khích phát triển chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm theo hướng hình thành các vùng chăn nuôi tập trung; nuôi trồng thủy sản theo hướng bền vững. Tăng cường thực hiện chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng; sớm hoàn thành công tác xây dựng và phát triển thương hiệu đối với nhãn hiệu nông sản cam sành, chanh không hạt, quýt đường.

Tiếp tục nâng cấp hạ tầng thủy lợi, trong đó tập trung vào các công trình trọng điểm, bức xúc, từng bước hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi thích ứng với biến đổi khí hậu; tập trung đầu tư các công trình cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, nhất là các xã điểm NTM; cải tạo, sửa chữa các trạm cấp nước để nâng cao chất lượng nước hợp vệ sinh cho người dân khu vực nông thôn.


Thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động; tập trung ưu tiên cho 2 xã điểm XDNTM trên cơ sở nguồn lực của cộng đồng và vốn lồng ghép của Nhà nước.

Tăng cường quản lý Nhà nước về kinh tế, tạo điều kiện và môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư, đồng thời tiếp tục quan hệ chặt chẽ và hỗ trợ các nhà đầu tư trong việc xúc tiến hình thành các dự án đầu tư trên địa bàn; thực hiện tốt chính sách khuyến công, chính sách trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, các loại hình kinh tế hợp tác, củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động hợp tác xã, kinh tế hộ gia đình, khuyến khích mở rộng các ngành nghề truyền thống, tạo thuận lợi phát triển mạnh các ngành thương mại - dịch vụ có tiềm năng.

Ngoài ra, chúng tôi cũng sẽ quan tâm thực hiện chính sách an sinh xã hội, ưu đãi người có công, gia đình chính sách, chăm lo cho gia đình chính sách, hộ nghèo, thực hiện giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 2%/năm trở lên.

Chắc chắn rằng, với những giải pháp vừa mang tính trước mắt, vừa lâu dài này, chúng tôi sẽ gặt hái được nhiều thành công.


Xin cảm ơn ông. Chúc chính quyền và nhân dân Châu Thành thực hiện đạt và vượt các mục tiêu đề ra.
 

 

Một số mục tiêu kinh tế - xã hội năm 2013

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế 24%; thu nhập bình quân 38,18 triệu đồng/người; cơ cấu kinh tế: nông nghiệp 10,69%, công nghiệp - xây dựng 57,28%, thương mại - dịch vụ 32,03%.

- Giải quyết việc làm cho 2.864 lao động, đào tạo nghề cho 880 lao động nông thôn; giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 9,39%. Tỷ lệ hộ sử dụng điện đạt 99,64%; tỷ lệ hộ dân sử dụng nước hợp vệ sinh 92%.


Đào Nguyên (thực hiện)

Nguồn:kinhtenongthon.com.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập402
  • Máy chủ tìm kiếm8
  • Khách viếng thăm394
  • Hôm nay31,004
  • Tháng hiện tại157,566
  • Tổng lượt truy cập85,064,602
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây