Học tập đạo đức HCM

Toàn cảnh hoạt động Lực lượng Kiểm ngư Việt Nam

Thứ ba - 05/03/2013 02:15
Lực lượng kiểm ngư sẽ phối hợp với các lực lượng chức năng khác tăng cường tuần tra, kiểm soát, sớm phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật thủy sản trên các vùng biển Việt Nam.

Phó tổng Cục trưởng Tổng cục Thủy sản kiêm Cục trưởng Cục Kiểm ngư Nguyễn Ngọc Oai cho biết như vậy khi trao đổi với phóng viên Tiền Phong.

 

Cục trưởng Cục Kiểm ngư Nguyễn Ngọc Oai. Ảnh: Phạm Anh
Cục trưởng Cục Kiểm ngư Nguyễn Ngọc Oai. Ảnh: Phạm Anh.

 

Lập 4 kiểm ngư vùng

Thưa ông, lực lượng kiểm ngư ra đời gánh những trọng trách gì giúp ngư dân bám biển?

Theo Nghị định 102 của Chính phủ, và Quyết định 3285 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, lực lượng Kiểm ngư sẽ có 16 nhóm nhiệm vụ chính liên quan đến hoạt động trên biển.

Tuy nhiên, nhiệm vụ trọng tâm là tổ chức các cuộc tuần tra, kiểm tra kiểm soát, thanh tra phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trên các vùng biển Việt Nam. Trong đó, kiểm ngư sẽ ngăn chặn các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có hoạt động vi phạm bảo vệ nguồn lợi hải sản.

Khi ngư dân gặp sự cố trên biển như tai nạn, bão tố, kiểm ngư sẽ cùng với lực lượng khác tham gia tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn, khắc phục các sự cố trên biển; tham gia bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của quốc gia trên các vùng biển của Việt Nam.

Ông sẽ ưu tiên triển khai việc gì?

Do mới thành lập, nên để lực lượng kiểm ngư đi vào hoạt động cũng cần có thời gian và nguồn lực. Trước mắt, chúng tôi sẽ hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản cá biệt liên quan đến tổ chức và hoạt động của cục; Việc chuẩn bị nhân lực, đề xuất, tuyển chọn cán bộ công chức viên chức cho bộ máy tổ chức cục, các đơn vị thuộc cục, trước mắt khối văn phòng cục đang được tiến hành.

Tiếp đó, cục sẽ tổ chức các lớp đào tạo, bổ nhiệm kiểm ngư viên và các chức danh trên tàu kiểm ngư. Hiện đội tàu, trang phục và quân số ban đầu… đã sẵn sàng, lực lượng kiểm ngư sẽ ra mắt trong thời gian sớm nhất.

Kiểm ngư là lực lượng tác nghiệp trực tiếp trên tàu, trong khi vùng biển của ta rộng lớn như vậy, sẽ kiểm soát ra sao?

 

“Chúng tôi sát cánh cùng ngư dân trên vùng biển của tổ quốc, đồng thời phối hợp lực lượng chức năng khác ngăn chặn, và kiên quyết xử lý tàu nước ngoài xâm phạm trái phép vùng biển chủ quyền của Việt Nam”.

Hiện, ngoài trung tâm là Cục Kiểm ngư tại Hà Nội, sẽ có 4 Kiểm ngư vùng, là các đơn vị trợ giúp cục trưởng thực hiện việc tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, phát hiện và xử lý vi phạm pháp luật và thanh tra chuyên ngành thủy sản trên các vùng biển Việt Nam.

 

Trước mắt, Chi cục Kiểm ngư Vùng vịnh Bắc bộ đóng tại Hải Phòng duy trì hoạt động, sau đó mới hình thành các Kiểm ngư vùng khác.

Đương nhiên, để bao quát được các nhiệm vụ, kiểm ngư cần có sự phối hợp chặt chẽ với các lực lượng khác, đặc biệt với Hải quân, Cảnh sát biển, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát đường thủy..., trong đó phải kể đến thanh tra chuyên ngành ở các địa phương.

Kiên quyết xử lý tàu nước ngoài hoạt động phi pháp

Lâu nay, việc tàu cá nước ngoài xâm phạm vùng biển Việt Nam khai thác trộm hải sản, Kiểm ngư sẽ phối hợp với các lực lượng khác như thế nào để bảo vệ ngư dân và nguồn lợi hải sản trên vùng biển Việt Nam?

Sau khi chính thức đi vào hoạt động, Cục Kiểm ngư sẽ tập trung, cùng với các lực lượng liên quan, rà soát và hoàn thiện các quy chế phối hợp. Từ đó, cục sẽ có chương trình hành động giữa kiểm ngư và các lực lượng làm nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát hoạt động của người và tàu cá có liên quan trên các vùng biển.

Kiểm ngư sẽ phối hợp với các lực lượng tuần tra, thanh tra, kiểm tra, kiểm soát và thanh tra của các bộ, ngành và địa phương trong việc trao đổi thông tin, phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật thủy sản trên các vùng biển Việt Nam.

Đương nhiên, khi tàu nước ngoài có những hoạt động phi pháp trên vùng biển của Việt Nam, chúng tôi sẽ tổ chức ngăn chặn, và kiên quyết xử lý.

Ông có nhắn nhủ gì với ngư dân trong những chuyến ra biển đầu năm mới?

Là một tổ chức mới, trong điều kiện còn nhiều khó khăn về nhân lực, vật lực, nhưng Kiểm ngư Việt Nam quyết tâm, đồng hành cùng ngư dân bám biển, tạo mọi điều kiện có thể để hỗ trợ ngư dân hoạt động khai thác thủy sản đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Cục Kiểm ngư rất mong nhận được sự giúp đỡ, cộng tác của bà con ngư dân, đặc biệt trong việc thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật về thủy sản; tham gia bảo vệ an ninh, chủ quyền quốc gia trên các vùng biển của Việt Nam.

Xin cám ơn ông!

Sưu tầm: Đào Viết Hùng
Nguồn: tienphong.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập671
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại779,479
  • Tổng lượt truy cập93,157,143
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây