Học tập đạo đức HCM

Hỗ trợ nông dân: Chưa hiệu quả

Thứ hai - 04/03/2013 08:03
Cách nay trên dưới 20 năm, khi đất nước bắt đầu đổi mới, GS Trần Văn Giàu có viết một bài báo trong đó có câu "Chưa bao giờ tôi thấy người nông dân khổ như bây giờ”. Đó là góp ý thiết thực của ông với hàm ý không được quên nông dân trong quá trình chuyển đổi nến kinh tế từ tập trung hóa sang kinh tế thị trường có định hướng. Hơn 20 năm đi qua, nền kinh tế đã có những thành tựu to lớn, nhưng vẫn có thể nhận ra hiện nay nông dân vẫn khổ!
Là nhân lực sản xuất trực tiếp đối mặt với thời tiết luôn bất trắc, người nông dân lại không có điều kiện tiếp cận thị trường thế giới để sản phẩm có giá trị gia tăng, mà phải qua trung gian là một số doanh nghiệp các ngành không làm ra nông sản nhưng kinh doanh nông sản, trong đó lúa gạo là sản phẩm bao trùm lên hầu hết nông dân. Nông dân chỉ tạo ra sản phẩm thô, đời họ nghèo là chỗ này. Người nông dân đã nhận được sự hỗ trợ bằng nhiều chính sách từ Nhà nước, nhưng thực tế họ vẫn giữ vị trí "quán quân” về…khổ là do cơ chế nhiều cái không khả thi, nhiều cái vướng vào những thủ tục.  
 
Theo báo cáo của Bộ Công thương và Hiệp hội Lương thực VN (VFA), sau triển khai kế hoạch mua tạm trữ lúa tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), dự kiến cuối tháng 3-2013 các doanh nghiệp sẽ hoàn thành mua 1 triệu tấn gạo theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ. Tuy nhiên, vấn đề là thời điểm mua tạm trữ. VFA cho rằng ở thời điểm 20-2 vùng ĐBSCL chỉ thu hoạch 15% sản lượng. Điều đó là hoàn toàn không thực tế. Thực tế là vào thời điểm đó, các tỉnh Đồng Tháp, An Giang đã thu hoạch 60% diện tích. Vì sao vênh đến lạ lùng như vậy? Phải chăng mua tạm trữ chậm là do việc cố tình chờ sự "dội chợ lúa”, và như thế theo Chủ tịch tỉnh Đồng Tháp "1kg lúa nông dân mất 500đồng, 1 tấn lúa mất 500.000 đồng, 60% trong tổng số 210.000ha vụ đông xuân thì sẽ thấy thiệt hại của bà con là rất lớn”, thiệt hại đó lại là lợi nhuận của các doanh nghiệp thu mua. Thật khó hiểu khi nói là hoạt động trong cơ chế thị trường mà lại vẫn duy trì cơ chế phân bổ chỉ tiêu cho doanh nghiệp mua tạm trữ, thiếu công khai, không gắn kết với chính quyền địa phương nên xảy ra tình trạng một số doanh nghiệp có năng lực tại địa phương đã không được phân bổ chỉ tiêu mua lúa tạm trữ. Cơ chế này chỉ trao quyền mua và mua vào lúc nào cho một số doanh nghiệp dẫn đến nông dân bị ép giá như đã và đang xảy ra. Nông dân năm nào cũng lâm tình cảnh "được mùa rớt giá, được giá thì hết lúa để bán”, như vậy có phải là họ khổ hơn người sản xuất khác không? Dù hiểu thế nào thì doanh nghiệp cũng vẫn vì "lợi ích nhóm” của họ, cho nên nói thật là họ sướng hơn nông dân rất nhiều. Cơ chế mua tạm trữ lúa vì sao không có tính linh động theo hướng đảm bảo cho nông dân trồng lúa lãi 30% như chủ trương của Chính phủ?
 
Cách mua tạm trữ như hiện nay không chỉ là doanh nghiệp "ngồi rung đùi” chờ có giá xuất khẩu, chờ lúa của nông dân ứ đọng mới ra tay mua. Doanh nghiệp còn "ngon ăn” khi họ chẳng phải đầu tư gì cho hạ tầng kỹ thuật để tự tạm trữ hoặc nông dân có thể gửi lúa cho doanh nghiệp. Trong khi thực tiễn đòi hỏi phải có lượng hàng hóa tạm trữ là việc làm tất yếu của doanh nghiệp xuất khầu. Vì nếu doanh nghiệp không đầu tư vùng nguyên liệu, không đầu tư hệ thống sấy lúa tức là "tay không bắt giặc” thì dù có hợp đồng xuất khẩu cũng khó đảm bảo được số lượng cũng như chất lượng của hạt gạo. Câu hỏi cần đặt ra là doanh nghiệp mua tạm trữ lúa xuất khẩu là mua cho ai? Mua cho chính họ hay là mua "làm phước” cho nông dân? Có quá nhiều cơ chế: từ thu mua tạm trữ, chính sách tam nông, ba nhà, cánh đồng mẫu lớn…, chồng lấn lên nhau nhưng thực  tế người nông dân vẫn khổ chứng tỏ các giải pháp bảo vệ họ là thiếu hiệu quả, nhất là hiệu quả kinh tế.
 
Ngoài lúa thì cá tra - mặt hàng tiềm năng của Việt Nam - cũng có những vẫn đề nhức nhối với người nông dân. Xuất khẩu cá tra vào thị trường chủ lực Mỹ (năm 2012 là 358 triệu USD) luôn gặp trở ngại do có thể bị ép giá mà cũng có thể do không có sự tương đồng về luật pháp giữa hai bên. Lại một lần nữa Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã tổ chức đợt xem xét hành chính lần thứ tám về chống bán phá giá cá tra, cá ba sa của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường này. Phán quyết về tính thuế chống bán phá giá sẽ có vào 14-3-2013. Mỗi lần (đã có 8 lần) mặt hàng cá tra bị nạn thì doanh nghiệp xuất khẩu nhanh chóng chuyển ngành nhưng người nông dân nuôi cá mới là đối tượng bị rơi vào cảnh khốn đốn. Nhiều nơi đã có chuyện "treo ao”, nông dân không biết làm nghề gì khác để sống và trả nợ tiền vay ngân hàng.
 
Còn nữa, là quốc gia vùng nhiệt đới, cây trái quý không thiếu gì nhưng không những không phát huy được tiềm năng xuất khẩu mà còn bị tấn công bởi rau quả nước ngoài nhập lậu bán phá giá. Tình cảnh này làm nông dân lao đao, khổ sở mà không biết tin cậy vào ai. Chuyện hái lá điều, khoai mì… để bán cho người nước ngoài cho thấy thực sự hàng chục triệu người nông dân tưởng như đã có quá nhiều cơ chế hỗ trợ nhưng thực tế vẫn chưa có những công cụ bảo vệ lợi ích chính đáng của họ một cách hữu hiệu.
 
Hư Trúc
http://daidoanket.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập307
  • Hôm nay42,347
  • Tháng hiện tại91,252
  • Tổng lượt truy cập88,769,586
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây