Học tập đạo đức HCM

'Hội nghị Diên Hồng' ngành chăn nuôi

Thứ hai - 12/07/2021 00:36
Lần đầu tiên, Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT) tổ chức 'Hội nghị Diên Hồng' với đầy đủ các hiệp hội, doanh nghiệp nhằm đóng góp, hiến kế giúp ngành chăn nuôi phát triển bền vững.
Ông Dương Tất Thắng, Quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi. Ảnh: Nguyên Huân.

Ông Dương Tất Thắng, Quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi. Ảnh: Nguyên Huân.

Theo ông Hoàng Kim Giao, nguyên Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Việt Nam nên tập trung phát triển chăn nuôi gia súc lớn bởi có lợi thế, tránh việc phụ thuộc quá lớn vào nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thức ăn. Từ đó, ông Giao cho rằng, cần có chiến lược về giống, quy trình nuôi, vỗ béo, thức ăn thô xanh cho gia súc ăn cỏ sẽ mang lại hiệu quả kinh tế rất cao.

Ông Nguyễn Thanh Sơn, Chủ tịch Hiệp hội Gia cầm Việt Nam kiến nghị, Cục Chăn nuôi cần đẩy mạnh hơn nữa trong công tác cải cách thủ tục hành chính, tiến tới bãi bỏ thủ tục hợp quy. Thay đổi cách tiếp cận, coi người dân, doanh nghiệp là đối tượng để phục vụ chứ không phải là đối tượng chịu sự quản lý.

Ông Nguyễn Thanh Sơn, Chủ tịch Hiệp hội Gia cầm Việt Nam. Ảnh: Nguyên Huân.

Ông Nguyễn Thanh Sơn, Chủ tịch Hiệp hội Gia cầm Việt Nam. Ảnh: Nguyên Huân.

Xoay quanh câu chuyện giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng cao, bà Nguyễn Thị Hương, Phó Chủ tịch Hiệp hội Sản xuất và Kinh doanh thuốc thú y đặt dấu hỏi, tại sao chúng ta không có một đề án, chiến lược về tự chủ nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi. Bà Hương cho rằng, nếu Việt Nam không tự chủ được về con giống, thức ăn, ngành chăn nuôi khó phát triển bền vững được.

Ông Đoàn Xuân Trúc, Phó Chủ tịch Hội chăn nuôi Việt Nam nêu vấn đề, hàng năm Việt Nam chi hàng tỷ USD nhập khẩu ngô, đậu tương để sản xuất thức ăn chăn nuôi nhưng lại bán hết sắn sang Trung Quốc. Bên cạnh đó, mặt hàng cám gạo hiện cũng chưa có nghiên cứu bài bản, chuyên sâu nào về việc ứng dụng sản phẩm này làm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, qua đó từng bước hạn chế dần phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu.

Ông Nguyễn Văn Tuế, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Dabaco Việt Nam đề nghị, Cục Chăn nuôi tham mưu Bộ NN-PTNT, Bộ KHCN sớm bãi bỏ thủ tục hợp quy thức ăn chăn nuôi. Rút gọn thủ tục hành chính, một tiêu chuẩn công bố áp dụng cho nhiều tên thương mại khác tránh tốn kém, lãng phí cho doanh nghiệp. Về lâu dài, ông Tuế cho rằng, ngành chăn nuôi cần có chính sách ưu đãi đặc thù để thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào giết mổ, chế biến, xây dựng thương hiệu, tái cơ cấu ngành theo hướng gia tăng giá trị.

Ông Vũ Anh Tuấn, Phó Tổng Giám đốc CP. Việt Nam. Ảnh: Nguyên Huân.

Ông Vũ Anh Tuấn, Phó Tổng Giám đốc CP. Việt Nam. Ảnh: Nguyên Huân.

Theo ông Vũ Anh Tuấn, Phó Tổng Giám đốc CP. Việt Nam, việc mở cửa với cho mặt hàng thịt và sản phẩm thịt từ các nước cần có sự công bằng và có lộ trình phù hợp. Theo ông Tuấn, hiện nhiều nước vẫn cho sử dụng chất Ractopamine trong chăn nuôi còn Việt Nam cấm. Trong khi, nếu sử dụng Ractopamine sẽ giúp hạ giá thành chăn nuôi rất nhiều nên nếu chúng ta mở toang cánh cửa nhập khẩu sẽ không công bằng với doanh nghiệp trong nước.

Bên cạnh đó, thủ tục hợp quy thức ăn chăn nuôi nước ngoài không áp dụng còn Việt Nam lại quy định cũng vô hình chung tạo sự cạnh tranh không công bằng giữa thức ăn chăn nuôi sản xuất trong nước và thức ăn chăn nuôi nhập khẩu, do đó, cung nhiều doanh nghiệp khác, ông Tuấn đồng tình kiến nghị sớm bãi bỏ hợp quy để hạ giá thành chăn nuôi.

Ông Nguyễn Chí Công, Phó Tổng Giám Đốc Japfa Comfeed Việt Nam thống nhất kiến nghị nên bỏ hợp chuẩn, hợp quy trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi, thức ăn bổ sung bởi thực tế đây chỉ là thủ tục hành chính không giúp việc quản lí thức ăn chăn nuôi tốt hơn. Còn về quy trình quản lý, kiểm tra chất lượng sản phẩm thức ăn chăn nuôi dù bãi bỏ hợp quy, ông Công khẳng định các quy định hiện hành vẫn giúp Cục Chăn nuôi quản lí tốt mặt hàng thức ăn chăn nuôi.

Ông Nguyễn Chí Công, Phó Tổng Giám đốc Japfa Việt Nam. Ảnh: Nguyên Huân.

Ông Nguyễn Chí Công, Phó Tổng Giám đốc Japfa Việt Nam. Ảnh: Nguyên Huân.

Còn ông Đào Mạnh Lương, Tổng Giám đốc Tập đoàn Mavin đề nghị Cục Chăn nuôi, Bộ Nội vụ cho thành lập Hiệp hội Chăn nuôi lợn, bởi hiện ngành này đang quan trọng hang đầu với ngành chăn nuôi nhưng chưa có Hiệp hội.

Về câu chuyện giá thức ăn chăn nuôi, ông Lương chia sẻ, chúng ta không tự chủ được về nguyên liệu sản xuất nên để quản lí về giá là nhiệm vụ bất khả thi. Ông Đào Mạnh Lương nhấn mạnh, hiện Luật chăn nuôi đã ban hành và đi vào thực tiễn. Các chính sách về thuế giá trị gia tăng cũng bỏ rồi, Chính phủ cần hỗ trợ gì cũng đã hỗ trợ rồi nên giờ ngành chăn nuôi muốn cạnh tranh song phẳng chỉ còn giải pháp duy nhất là hạ giá thành.

Ông Đào Mạnh Lương, Tổng Giám đốc Tập đoàn Mavin. Ảnh: Nguyên Huân.

Ông Đào Mạnh Lương, Tổng Giám đốc Tập đoàn Mavin. Ảnh: Nguyên Huân.

Dư địa để giảm giá thành chăn nuôi hiện nay theo ông Lương đầu tiên là bãi bỏ các thủ tục hành chính không thực sự cần thiết để giảm chi phí, trong đó các thủ tục như hợp quy, kiểm tra chỉ tiêu dinh dưỡng ở cầu cảng, kiểm dịch nên bãi bỏ sớm ngày nào tốt ngày đó, bởi đây là các chi phí không cần thiết làm tăng giá thành.

Bên cạnh đó, ông Đào Mạnh Lương cho rằng, giờ kinh tế toàn cầu rồi, cái gì mạnh chúng ta nên làm, cái gì thấy không cạnh tranh được nên thôi. Như DGCP chúng ta có mỏ Apatit nên đầu tư để tự chủ về  DGCP thay vì mất thời gian nghiên cứu trồng đậu tương, trong khi đậu tương Việt Nam làm ra không đủ làm đậu phụ.

"Phải có chính sách khuyến khích các thành phần cùng tham gia vào chuỗi giá trị tuần hoàn, khép kín. Phải có sếu đầu đàn dẫn đường và chim sẻ bay theo. Chăn nuôi giờ không chỉ 3F là Farm - Feed - Food nữa mà đã tiến tới 4F với việc thêm công đoạn Fertilizer - phân bón hữu cơ. Hiện Mavin đang áp dụng mô hình lấy phân từ chăn nuôi quay lại bón cho ngô và lấy ngô làm nguyên liệu đầu vào cho sản xuất thức ăn chăn nuôi. Đây chính là cách vừa giúp giảm giá thành chăn nuôi vừa giải được bài toán môi trường." Tổng Giám đốc Tập đoàn Mavin Đào Mạnh Lương.

Dư địa để ngành chăn nuôi hạ giá thành sản phẩm hiện nay phụ thuộc rất lớn vào việc cắt giảm điều kiện kinh doanh và thủ tục kiểm tra chuyên ngành, kết hợp đẩy mạnh áp dụng công nghệ 4.0 trong quản lí, vận hành. Ảnh: Nguyên Huân.

Dư địa để ngành chăn nuôi hạ giá thành sản phẩm hiện nay phụ thuộc rất lớn vào việc cắt giảm điều kiện kinh doanh và thủ tục kiểm tra chuyên ngành, kết hợp đẩy mạnh áp dụng công nghệ 4.0 trong quản lí, vận hành. Ảnh: Nguyên Huân.

Ông Dương Tất Thắng, Quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi cảm ơn những đóng góp chất lượng, tâm huyết, rất ý nghĩa và khả thi của các hiệp hội, doanh nghiệp cùng các chuyên gia trong lĩnh vực chăn nuôi.

Trên cơ sở các đóng góp quý báu của các doanh nghiệp, Hiệp hội, Cục Chăn nuôi sẽ có những tiếp thu đầy đủ để tham mưu Bộ NN-PTNT, Chính phủ có những điều chỉnh phù hợp trong chiến lược phát triển ngành chăn nuôi bền vững trong giai đoạn tới.

Trước mắt, lãnh đạo Cục Chăn nuôi cho biết, đã kiến nghị Bộ NN-PTNT ban hành văn bản lùi thời gian áp dụng hợp thức ăn chăn nuôi, quy thêm 1 năm đến 1/7/2022 để tiếp tục nghiên cứu, chỉnh sửa cho phù hợp quy định của pháp luật.

https://nongnghiep.vn/hoi-nghi-dien-hong-nganh-chan-nuoi-d296563.html
Theo Nguyên Huân/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập264
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm258
  • Hôm nay20,706
  • Tháng hiện tại392,341
  • Tổng lượt truy cập90,455,734
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây