Học tập đạo đức HCM

Đào tạo nông dân đưa nông sản 'lên sóng, lên sàn'

Chủ nhật - 26/06/2022 06:14
Các ứng dụng thương mại điện tử, bán hàng trực tuyến ứng dụng trong tiêu thụ nông sản đã chứng minh được hiệu quả và dần trở thành xu thế tất yếu.

Câu chuyện từ Phủ Quỳ

Tháng 4/2021, UBND Huyện Phủ Quỳ (tỉnh Nghệ An) chủ trì phối hợp với các cá nhân, đơn vị, tổ chức livestream tại vườn để bán cam Phủ Quỳ giữa lúc địa phương này có 2.000 tấn chưa có nơi tiêu thụ, nguy cơ phải đổ bỏ.

Thật bất ngờ, trong buổi livestream đầu tiên, lượng khách đặt mua cam đạt 72 tấn. Số cam đặt hàng sau đó được các chủ vườn phối hợp với đơn vị bán lẻ đóng thùng gọn gàng, chuyển giao trực tiếp cho khách hàng đến khắp các tỉnh, thành phố trên cả nước, nhiều nhất là Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh.

Điều đáng nói, ở thời điểm trước khi hoạt động livestream bán cam được tổ chức, cam có giá 3.000 - 4.000 đồng/kg. Sau đó, nhiều hoạt động "giải cứu" tự phát rầm rộ với cách làm mỗi nơi mỗi kiểu đã đẩy giá cam xuống 1.500 - 2.000 đồng/kg.

“Giải cứu nông sản” những tưởng sẽ giúp đỡ các nhà vườn bán hàng trôi chảy hơn nhưng lại gây ra thiệt hại, tổn thất cho nông dân.

Cho đến khi các cuộc livestream bán cam tại vườn diễn ra đều đặn hơn, các vườn mở rộng khách hàng với số lượng nhiều hơn thì cam lên giá 5.000 - 6.000 đồng/kg, thậm chí cam loại 1 có giá 150.000 - 170.000 đồng/10 kg nhưng vẫn có rất nhiều người đặt mua.

Nghệ sĩ Xuân Bắc tham gia livestream kích cầu tiêu thụ vải trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp.

Nghệ sĩ Xuân Bắc tham gia livestream kích cầu tiêu thụ vải trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp.

Mùa dịch Covid-19 năm 2021, nghệ sĩ Xuân Bắc tham gia livestream kích cầu tiêu thụ nông sản trong hoạt động do Trung ương Đoàn, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Bộ NN-PTNT phối hợp tổ chức.

Chỉ trong 1 giờ lên sóng, Xuân Bắc đã chốt đơn, bán thành công 85 tấn vải thiều Bắc Giang, bí thơm Bắc Kạn, mận Sơn La… Không khí hào hứng của cuộc livestream bán nông sản với hàng trăm nghìn người theo dõi, bình luận, chia sẻ lan tỏa đã gây bất ngờ, sửng sốt cho nhiều khách mời theo dõi sự kiện.

Còn ở Bắc Giang, quả vải thiều là sản phẩm đầu tiên được địa phương này xây dựng riêng kế hoạch đưa lên sàn thương mại điện tử. Trong mùa vụ thu hoạch tiêu thụ vải thiều 2021, dù Bắc Giang là tâm dịch Covid-19 nóng nhất cả nước thế nhưng loại nông sản đặc sản này vẫn "chễm chệ" có mặt trên gần 10 sàn thương mại điện tử.

Để sau đó, Bắc Giang gặt hái thành công không tưởng, chạm mốc 1 triệu đơn đặt hàng trên các sàn thương mại điện tử với 9.000 tấn vải, cao gấp 5 lần so với kịch bản xây dựng từ đầu vụ.

Ứng dụng livestream bán hàng trên các mạng xã hội, mở gian hàng trên sàn thương mại điện tử đang trở thành công cụ quảng bá, bán hàng hiệu quả của nhiều HTX trồng, chế biến trà ở tỉnh Thái Nguyên.

Những ứng dụng công nghệ này đang tạo ra sự thay đổi mạnh mẽ trong phương thức kinh doanh, giúp giảm lệ thuộc vào các khâu trung gian. Nếu như trước đây, một hợp xã tác trồng và chế biến chè để bán được sản phẩm phải mất nhiều thời gian gây dựng hoặc phát triển các cửa hàng, đại lý để ký gửi hoặc bán sản phẩm do họ phân phối. Nhưng nay chỉ với chiếc iPad hoặc điện thoại cá nhân, các hợp tác xã tận dụng công cụ bán hàng trực tuyến không cần tốn kém quá nhiều thời gian, tiền bạc, chi phí.

Bởi qua các ứng dụng công nghệ này, họ có thể tiếp xúc trực tiếp, giao tiếp với khách hàng tiêu dùng sản phẩm của mình. Ngược lại, khách hàng mua được sản phẩm trực tiếp từ nhà vườn, được giao tiếp với người sản xuất sẽ có nhiều trải nghiệm, cảm xúc hơn so với mua hàng từ đại lý trước đây.

Xu thế tất yếu

Qua các ứng dụng thương mại điện tử, nhiều hợp tác xã trà ở Thái Nguyên đã có lượng khách hàng cố định rất lớn, cá biệt có hợp tác xã đến nay đã có 80% lượng sản phẩm được bán qua các kênh thương mại điện tử và hình thức livestream - một tỉ lệ áp đảo so với kênh bán hàng truyền thống trước đây.

Công nghệ thông tin, mạng internet giúp nông dân kết nối với khách hàng một cách dễ dàng để tiêu thụ nông sản.

Công nghệ thông tin, mạng internet giúp nông dân kết nối với khách hàng một cách dễ dàng để tiêu thụ nông sản.

Những câu chuyện kể trên cho thấy, các ứng dụng thương mại điện tử, bán hàng trực tuyến ứng dụng trong tiêu thụ nông sản đã chứng minh được hiệu quả  và dần trở thành xu thế tất yếu, đáp ứng cả nhu cầu của người bán lẫn người mua.

Khi đó, người bán được tiếp xúc trực tiếp, dễ dàng nắm bắt nhu cầu, thị hiếu khách hàng. Còn người mua có thể biết tường tận sản phẩm tiêu dùng có nguồn gốc từ đâu, được nuôi trồng, sản xuất ra sao.

Câu chuyện nhiều hộ sản xuất, nông dân trồng vải ở Bắc Giang hay mô hình livestream bán cam Phủ Quỳ cũng cho thấy, nhu cầu tiêu dùng của thị trường rất lớn, vấn đề nằm ở khâu kết nối, trao đổi thông tin.

Các hộ nông dân, hợp tác xã nếu được đào tạo sử dụng, khai thác ứng dụng công nghệ thông tin, liên kết trực tiếp các sàn giao dịch điện tử thì hoàn toàn có thể chủ động trong khâu tiêu thụ sản phẩm của chính mình làm ra. Nếu mỗi nông dân đều chủ động làm được như thế sẽ phần nào giảm tải áp lực cho câu chuyện “được mùa mất giá” cứ đến hẹn lại lên trong mỗi mùa thu hoạch.

Nông nghiệp phải chuyển từ tư duy sản xuất sang tư duy kinh tế dường như đã là mệnh lệnh, là khát vọng đổi mới được Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan xác lập ngay trong những đầu tiếp quản cương vị Tư lệnh ngành Nông nghiệp.

Cùng với đề án Chuyển đổi số đã ban hành, cũng như đề án Tri thức hóa người nông dân, người đứng đầu ngành Nông nghiệp đang ấp ủ, thì một trong những việc cần phải làm ngay là lan tỏa tư duy cũng như cách làm “kinh tế nông nghiệp” đến rộng rãi nông dân.

Trong đó, một trong những việc làm quan trọng nhất là đào tạo nông dân một cách bài bản về một bộ công cụ chuẩn mực và kỹ năng cần phải có để đưa nông sản lên sàn lên sóng, tiếp cận các kênh phân phối tiêu dùng hiện đại đang trở thành xu thế tất yếu, không thể thiếu trong cuộc sống hôm nay.

Đây cũng là cách làm để giúp nông dân chủ động trong tiêu thụ nông sản bằng cách nâng cao kỹ năng, cơ hội tiếp cận thị trường 100 triệu người tiêu dùng ngay trong nội địa.
Đào tạo nông dân đưa nông sản 'lên sóng, lên sàn'

Theo Hoàng Phan/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập161
  • Máy chủ tìm kiếm11
  • Khách viếng thăm150
  • Hôm nay42,301
  • Tháng hiện tại773,654
  • Tổng lượt truy cập91,947,383
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây