Học tập đạo đức HCM

Thành công nhờ dám nghĩ, dám làm

Thứ ba - 20/06/2023 20:21
Chị Đặng Thị Hà Thống là người đầu tiên mạnh dạn đầu tư hàng trăm triệu đồng để trồng dưa lưới trong nhà màng tại thôn Đồng Xuân, xã Thạch Xuân, huyện Thạch Hà. Mô hình bước đầu đem lại hiệu quả về kinh tế với năng suất, chất lượng vượt trội so với sản xuất thông thường, nhằm từng bước thay đổi tư duy, thói quen, tập quán canh tác của nông dân, từ sản xuất nông nghiệp truyền thống sang sản xuất nông nghiệp sạch gắn với nhu cầu của thị trường.
 
image 20230621072134 1
Chị Thống kiểm tra dưa trước khi thu hoạch
Chị Thống cho biết: năm 2019, tình cờ đọc báo thấy mô hình sản xuất dưa lưới có nhiều tiềm năng và có thể áp dụng để canh tác tại địa phương, từ đó chị đã tìm hiểu kỹ thuật, quy trình sản xuất dưa lưới. Chị dành nhiều thời gian đến tham quan các mô hình sản xuất dưa lưới ở các tỉnh Bình Phước, Đà Lạt…. để học tập kinh nghiệm thực tế. Sau khi nắm rõ kỹ thuật, chị đã bỏ ra số vốn đầu tư ban đầu khoảng 200 triệu đồng để làm nhà màng, hệ thống tưới, giá đỡ và các thiết bị sản xuất chuyên dụng đồng bộ. Sau 3 năm, mô hình này đã thành công, mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt và nâng cao thu nhập cho gia đình.
Với trên 500 m2 nhà màng, chị Thống trồng gần 2.000 cây dưa lưới/vụ, chủ yếu trồng dưa lưới TL3. Mỗi cây được trồng riêng trong từng túi bầu với giá thể xơ dừa đã qua xử lý. Để bảo đảm cây dưa phát triển đồng đều thì nguồn nước, phân bón đều được chuyển qua hệ thống tưới nhỏ giọt hiện đại theo công nghệ Israel giúp chất dinh dưỡng được hấp thụ tốt, đáp ứng từng giai đoạn sinh trưởng của cây.Vào thời điểm dưa lưới ra hoa, phải tiến hành thụ phấn, khi cây ra quả mỗi cây chỉ giữ lại một quả đẹp nhất để nuôi cho tới khi thu hoạch. Để cây tập trung dinh dưỡng vào nuôi quả cũng như phòng tránh dịch bệnh, phải thường xuyên cắt tỉa lá, nhánh, tạo sự thông thoáng cho vườn.
Chị Thống cho biết thêm: “Trồng dưa lưới không khó, nhưng cần am hiểu kỹ thuật chăm sóc và biết cách phòng trị bệnh theo từng giai đoạn phát triển của cây. Các loại bệnh cần phát hiện sớm để kịp thời xử lý, mỗi dây chỉ để lại 1 quả đẹp nhất; chăm sóc tốt thì chất lượng quả cũng tốt và bán được giá”.
Ưu điểm của trồng dưa lưới trong nhà màng giúp chắn mưa, nắng, ngăn côn trùng xâm nhập, chủ động chế độ dinh dưỡng, kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm trong vườn. Quá trình trồng và chăm sóc chỉ sử dụng phân bón hữu cơ sinh học để bón cho vườn dưa nên đảm bảo quả sạch và an toàn.
 
image 20230621072134 2
Trồng dưa lưới trong nhà màng thu lãi trăm triệu mỗi năm

Mỗi vụ dưa lưới kéo dài từ 65 - 70 ngày; mỗi quả dưa đến kỳ thu hoạch có trọng lượng từ 1,2 - 2,0 kg. Dưa lưới sản xuất trong nhà màng có thể canh tác được 2- 3 vụ/năm. Nhờ chăm sóc đúng kỹ thuật, hệ thống nhà màng đảm bảo nên cây dưa sinh trưởng và phát triển khá tốt, sản lượng dưa lưới thu hoạch đạt khoảng 3 tấn/vụ. Hiện nay, sản phẩm dưa lưới đang được bán với giá từ 25 đến 35 nghìn đồng/kg, sau khi trừ chi phí lãi khoảng vài trăm triệu đồng/năm. Chị Thống cho biết thêm.
Việc áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, tuân thủ quy trình, kiểm soát chặt chẽ từ khâu chọn giống, trồng, chăm sóc cho đến khi dưa được thu hoạch, mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng, ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt của chị Đặng Thị Hà Thống đã mở ra hướng đi triển vọng trong sản xuất nông nghiệp ở địa phương. Đây cũng là cơ hội giúp nông dân học hỏi kinh nghiệm, tiếp cận với kỹ thuật công nghệ tiên tiến để tạo ra sản phẩm sạch, an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng.
Ông Dương Xuân Tùng, Phó Chủ tịch UBND xã Thạch Xuân, huyện Thạch Hà cho biết: Mô hình của chị Thống là mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao tại địa phương. Xã Thạch Xuân có nhiều tiềm năng lợi thế để trồng các loại cây hoa màu, đặc biệt rất thích hợp cho trồng dưa lưới trong nhà màng. Hiện nay, toàn thôn có 7 hộ trồng với 8 nhà màng, diện tích trên 3000 m2. Chính quyền địa phương đang khuyến khích các hộ dân tiếp tục mạnh dạn đầu tư, mở rộng diện tích nhà màng để trồng dưa lưới và các loại rau màu, cây cảnh khác. Về lâu dài sẽ phải tập hợp các hộ sản xuất để thành lập Tổ hợp tác, nhằm xây dựng thương hiệu dưa lưới Thạch Xuân, đảm bảo liên kết chặt chẽ giữa sản xuất với tiêu thụ./.
Ánh Nguyệt
TT Khuyến nông tỉnh

Tổng số điểm của bài viết là: 2 trong 2 đánh giá

1 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập629
  • Hôm nay62,122
  • Tháng hiện tại721,449
  • Tổng lượt truy cập93,099,113
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây