Học tập đạo đức HCM

Hiệu quả từ việc thu gom rơm rạ bằng máy

Thứ tư - 06/09/2023 04:01
Trước đây, hầu như rơm sau khi thu hoạch lúa người dân xử lý bằng cách đốt, hoặc thuê người thu gom. Nhưng hiện nay, cùng với thu hoạch lúa, bà con nông dân đã sử dụng máy cuốn rơm, vừa làm sạch đồng ruộng vừa mang lại nguồn thu nhập đáng kể.
may

Trước đây, sau khi thu hoạch lúa, việc thu gom rơm rạ vận chuyển về nhà khá khó khăn vì tốn khá nhiều công sức, tốn tiền thuê xe chở, nên hầu hết số rơm rạ sau thu hoạch phải bỏ lại trên các cánh đồng, các tuyến đường hoặc đem đốt.
h1 may cuon rom gan sau may cay
                                  Máy cuốn rơm được gắn sau máy cày
Nhưng hiện nay, tại một số địa phương như huyện Can Lộc, Thạch Hà, Cẩm Xuyên sau khi thu hoạch lúa 2 ngày, rơm đã bắt đầu khô, nông dân đã sử dụng máy cuốn rơm xuống đồng thu gom.
h2thuan tien thu gom voi so luong lon
                 Sử dụng máy cuốn rất thuận tiện khi thu gom rơm rạ với số lượng lớn

Việc làm này vừa tận thu được nguồn rơm rạ để phục vụ chăn nuôi, vừa đưa lại nguồn thu nhập cho người nông dân từ việc bán rơm. Theo tính toán của người dân, cứ mỗi ha lúa sẽ cuốn được 250 cuộn rơm.
h3 moi ha thu ve 2 5 trieu
             Mỗi hecta, nông dân thu về được 2,5 triệu đồng từ việc thu gom rơm bằng máy

Nông dân phải trả chi phí 8.000đ một cuộn. còn trường hợp nông dân không có nhu cầu sử dụng thì bán lại cho chủ máy tự cuốn với giá 10.000đồng/cuộn, cho thu nhập 2,5 triệu đồng mỗi ha.
Nếu thu rơm bằng máy được áp dụng rộng rãi, sẽ hạn chế được tình trạng đốt rơm rạ trên đồng ruộng, góp phần giảm ô nhiễm môi trường và cung cấp nguồn nguyên liệu để trồng rau, làm nấm rơm, làm thức ăn thô chăn nuôi trâu bò, nâng cao thu nhập cho người dân./.
                                                                                                  Nguyễn Hoàn
                                                                               Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập385
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm383
  • Hôm nay46,546
  • Tháng hiện tại312,006
  • Tổng lượt truy cập87,667,076
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây