Học tập đạo đức HCM

Sản xuất lúa cạn trên đất màu, giải pháp chuyển đổi cây trồng hiệu quả trong vụ Hè Thu

Chủ nhật - 17/09/2023 20:22
Vụ hè thu năm nay, huyện Hương Khê đã cơ cấu đưa giống lúa cạn vào sản xuất trên đất màu. Đến nay, lúa đã vào kỳ cho thu hoạch và cho năng suất cao. Đây là kết quả khả quan, làm tiền đề quan trọng để huyện Hương Khê tiếp tục nhân rộng trong sản xuất vụ Hè Thu những năm tiếp theo
Từ kết quả mô hình khảo nghiệm những vụ Hè Thu trước, vụ Hè thu năm nay, huyện Hương Khê đã tuyên truyền, vận động người dân mạnh dạn chuyển đổi diện tích đất màu trước đây làm ngô, lạc, đậu xanh hiệu quả không cao vào sản xuất lúa cạn. Kết quả đã chuyển 53 ha đất màu hiệu quả kinh tế thấp sang gieo trỉa lúa cạn, sử dụng giống LC93-1, tập trung chủ yếu ở xã Lộc Yên.
h1 lua can 2
Lúa cạn đạt năng suất cao trên đất màu tại xã Lộc Yên (huyện Hương Khê, Hà Tĩnh)

Gia đình chị Phạm Thị Ngân (thôn Hương Đồng, xã Lộc Yên) là hộ dân đã đưa giống lúa cạn vào sản xuất từ năm 2022. Từ sản xuất thử 2 sào, năm nay chị đã mở rộng lên 5 sào. Điều đáng nói, năm nay, năng suất lúa cạn đạt khá cao nên chị rất phấn khởi.
Chị Ngân cho hay: “Gia đình tôi có gần 1 mẫu ruộng, nhưng chỉ sản xuất được một vụ lúa xuân, còn vụ Hè thu không thể canh tác do thiếu nước nên tôi chỉ làm khoảng 5 sào ngô, đậu, diện tích còn lại đành bỏ hoang. Năm 2022, khi thấy một số hộ dân đưa giống lúa cạn về địa phương sản xuất, tôi cũng đã mạnh dạn thử nghiệm 2 sào. Kết quả ngoài mong đợi, lúa cho năng suất khá cao, quy trình chăm sóc đơn giản nên vụ Hè thu này tôi đã chuyển đổi 5 sào sang gieo trồng lúa cạn. Hiện nay, toàn bộ diện tích lúa của gia đình đang được tập trung thu hoạch, năng suất ước đạt 2,7 tạ/sào, cao hơn cả năng suất lúa nước ở vụ Xuân”.
Còn đối với bà Phan Thị Xoan, thôn Hương Giang, xã Lộc Yên (huyện Hương Khê), thì đây là vụ đầu tiên gia đình bà đưa giống lúa cạn vào sản xuất. bà Xoan cho hay: “Nhận thấy từ năm ngoái, một số bà con trong thôn đưa giống lúa cạn vào sản xuất trên đất màu cho hiệu quả nên vụ Hè thu năm nay, tôi cũng mạnh dạn chuyển đổi 4 sào đất trước đây trồng đậu xanh, ngô sang trồng lúa cạn. Quy trình sản xuất lúa cạn cũng đơn giản hơn so trồng lúa nước. Chúng tôi chỉ cần cày ải, lên luống rồi trỉa hạt thẳng. Trong quá trình chăm sóc, chỉ cần chú trọng đến khâu làm cỏ cho lúa ở giai đoạn lúa mới lên xanh và  đẻ nhánh, đồng thời bón phân theo từng giai đoạn sinh trưởng để cây lúa phát triển tốt.
“Vụ Hè Thu này, nắng hạn kéo dài như thế, trong khi xung quanh, cây ngô, cây đậu bị chết khá nhiều nhưng cây lúa cạn này vẫn xanh mướt. Nhất là từ khi gieo hạt đến trổ chín không hề xuất hiện các đối tượng sâu bệnh gì đáng lo ngại. Khi lúa trổ, bông to, số lượng hạt trên mỗi bông nhiều, tỷ lệ hạt lép rất ít. Như 4 sào của gia đình tôi, vụ này sẽ cho trên 1 tấn lúa. Bởi vậy, vụ hè thu năm sau, gia đình tôi sẽ tiếp tục mở rộng diện tích trồng lúa trên ruộng cạn để nâng cao thu nhập.”. Bà Xoan phấn khởi chia sẽ thêm.
Mặc dù hiện nay, lúa cạn đang cho thu hoạch đại trà, nhưng đã có rất nhiều người dân trong và ngoài xã hỏi mua để làm lúa giống sản xuất những vụ sau. Theo tính toán của người dân nơi đây, với giá bán lúa giống 12.000 đồng/kg  và bán lúa ăn từ 8000 – 10.000 đồng /kg, sau khi trừ mọi chi phí, mỗi sào sẽ cho thu nhập từ 800.000 – 1.000.000 đồng/sào. Trong khi đó,  mỗi sào đậu hoặc ngô, nếu quá trình gieo trỉa, gặp thời tiết thuận lợi cũng chỉ cho thu nhập 500 ngàn đồng/sào. Nhưng nếu gặp thời tiết bất thuận như  nắng hạn kéo dài, cây đậu, cây ngô rất khó phát triển và năng suất đạt thấp, thậm chí chấp nhận thua lỗ vì cây bị chết, hoặc phải gieo trỉa nhiều lần.
h2thu hoach lua can
Hiện nay, bà con nông dân đang huy động máy gặt, tập trung thu hoạch nhanh gọn
để tránh thiệt hại khi mưa bão xảy ra.

Ông Nguyễn Văn Ngọc - Phó chủ tịch UBND xã Lộc Yên (Huyện Hương Khê) cho biết: Xã Lộc Yên hiện có trên 300 ha đất sản xuất nông nghiệp. Trong đó, có 115 ha lúa nước, còn lại là diện tích đất khô cạn, sản xuất các loại cây hoa màu như: ngô, đậu, lạc song hiệu quả kinh tế không cao, nhất là trong sản xuất vụ Hè thu nhiều diện tích phải bỏ hoang. Nhằm chuyển đổi cơ cấu cây trồng, Vụ hè thu năm 2022, UBND xã đã mạnh dạn đã chỉ đạo sản xuất thử nghiệm 6 ha giống lúa cạn LC93-1 trên các diện tích trồng màu tại các thôn: Hương Đồng, Hưng Bình, Hương Giang,… và đã cho kết quả  ngoài mong đợi, lúa đạt năng suất khá cao, từ 50-52 tạ/ha. Đây là giống lúa có nhiều ưu điểm, khả năng  chịu hạn tốt, quá trình gieo trỉa, chăm sóc khá đơn giản, không có sâu bệnh xảy ra, cho hạt gạo trong, dài, cơm dẻo.  Từ vụ sản xuất thử nghiệm đó, chính quyền địa phương đã cơ cấu giống lúa này vào sản xuất vụ Hè Thu năm 2023 và xem đây là một trong những giải pháp trong chuyển đổi cây trồng hiệu quả trên địa bàn xã.
Theo Phó Trưởng phòng NN&PTNT huyện Hương Khê Lê Thị Thắm, thời tiết của huyện miền núi Hương Khê khắc nghiệt, nhiều diện tích đất nông nghiệp không đủ điều kiện điều kiện canh tác trong vụ hè thu. Do vậy, thành công của mô hình trồng lúa cạn trên đất màu kém hiệu quả đã mở ra cơ hội canh tác cho bà con nông dân tại những khu vực thiếu nước lâu nay. Từ đó, góp phần quan trọng thay đổi nhận thức trong tập quán canh tác, nâng cao thu nhập cho bà con nông dân./.
                                                                                                                  Nguyễn Hoàn

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập249
  • Máy chủ tìm kiếm31
  • Khách viếng thăm218
  • Hôm nay35,331
  • Tháng hiện tại766,684
  • Tổng lượt truy cập91,940,413
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây