Những thống kê trên cho thấy diện tích rau hữu cơ ở Hà Nội phát triển nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng.
Năm 2013, UBND TP Hà Nội đã xây dựng bộ quy trình kỹ thuật tạm thời về sản xuất rau hữu cơ và năm 2014 chính thức ban hành 10 quy trình kỹ thuật về sản xuất rau hữu cơ đối với một số loại rau chính.
Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Chu Phú Mỹ cho biết, việc trồng rau hữu cơ ở Hà Nội tuân thủ nguyên tắc “6 không” gồm: Không phân bón hóa học, thuốc trừ sâu hóa học, thuốc diệt cỏ, giống biến đổi gen, kích thích sinh trưởng, thuốc bảo quản.
Các mô hình trồng trọt hữu cơ đang cố gắng tái thiết lại hệ sinh thái đa dạng bằng các biện pháp tổng hợp như: Xây dựng hàng rào sinh học cách ly với khu vực canh tác thông thường và những khu vực có nguy cơ ô nhiễm; xây dựng mô hình canh tác nhiều tầng tán, đa canh, xen canh, luân canh; nuôi dưỡng đất bằng biện pháp thường xuyên trả lại chất hữu cơ cho đất…; sử dụng phân trùn quế, phân compost từ rác thải hữu cơ, tận dụng nguồn tài nguyên sẵn có tại địa phương như: Phân cá, phân giun thủy phân, dịch chiết thảo dược xua đuổi côn trùng và chữa bệnh từ cây ớt, tỏi, tro, vôi…
Nhiều mô hình nông nghiệp hữu cơ tại huyện Chương Mỹ đem lại hiệu quả cao. Ảnh Tư Liệu. |
Phong trào sản xuất rau hữu cơ phát triển nhanh tại các huyện có điều kiện đất đai, thổ nhưỡng, nguồn nước phù hợp, hình thành nhiều mô hình sản xuất hữu cơ lớn như nhóm sản xuất rau hữu cơ xã Thanh Xuân, trang trại chăn nuôi Bảo Châu (huyện Sóc Sơn), trang trại trồng trọt Hoa Viên (huyện Thạch Thất), chuỗi sản xuất Sharefarm (huyện Phúc Thọ)…
Riêng Hợp tác xã Nông nghiệp hữu cơ Đồng Phú, huyện Chương Mỹ lại chọn cách đi riêng khi lựa chọn mô hình trồng lúa hữu cơ. Đây cũng là mô hình trồng trọt đầu tiên được tiếp cận dự án PAMCI của cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) hỗ trợ xây dựng mô hình trên diện tích 5ha. Hiện toàn HTX có hơn 70ha lúa hữu cơ với giống lúa Bắc thơm số 7.
Đến nay, toàn TP duy trì 5.044ha trồng rau an toàn, có 119ha trồng rau trong nhà lưới; 306,5ha trồng chè ứng dụng công nghệ cao; 154 cánh đồng mẫu lớn trồng lúa chất lượng cao với quy mô 100ha tại 86 hợp tác xã của 14 huyện.
Thành phố cũng xây dựng được 4 nhãn hiệu tập thể lúa chất lượng cao: Gạo Bồ Nâu, nếp cái hoa vàng Sóc Sơn và Đông Anh, gạo thơm Bối Khê. Có 12 nhãn hiệu tập thể với hàng nghìn ha trồng cây ăn quả như: Bưởi tôm vàng Đan Phượng, bưởi đường Quế Dương, cam Canh Kim An, bưởi Phúc Thọ, phật thủ Đắc Sở…
Theo Sở NN&PTNT Hà Nội, nhu cầu tiêu thụ nông sản của TP Hà Nội rất lớn, mỗi ngày từ 2.500 đến 3.000 tấn rau, củ, quả. Sản phẩm rau hữu cơ làm ra vẫn khiêm tốn, chưa đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng.
Mặc dù sản xuất nông nghiệp hữu cơ của TP còn nhỏ lẻ, manh mún, chưa đáp ứng nhu cầu của người dân, không có doanh nghiệp đầu tư quy mô lớn nhưng Hà Nội có hướng đi riêng, các doanh nghiệp đầu tư công nghệ phát triển trang trại hiệu quả nên mức thu nhập bình quân diện tích canh tác ở Hà Nội đạt xấp xỉ 250 triệu đồng/ha.
Như vậy, đầu tư vào mô hình trồng rau hữu cơ hoàn toàn khả quan. Từ thành công tại các trang trại, nhóm sản xuất rau hữu cơ sẽ là động lực tích cực giúp người dân và doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này.
Tháng 6-2018, làm việc với Hà Nội, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh khẳng định: “Bộ sẽ chỉ đạo các đơn vị liên quan tiếp tục tích cực phối hợp với Hà Nội, nhằm kịp thời tháo gỡ những khó khăn trong phát triển nông nghiệp hữu cơ”.
Theo Gia Bảo/phapluatxahoi.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã