Học tập đạo đức HCM

Ghi chép ở một nông trại hữu cơ

Thứ tư - 29/08/2018 21:07
Sản xuất nông nghiệp hữu cơ là loại bỏ hoàn toàn việc sử dụng hóa chất tổng hợp, phân bón vô cơ, các chất điều tiết sinh trưởng của cây trồng và thuốc kháng sinh, chất kích thích tăng trưởng trong chăn nuôi gia súc, gia cầm.
Đây cũng là phương thức sản xuất truyền thống từ xưa của nông dân. Tuy nhiên do áp lực về tăng năng suất, sản lượng nông sản, người dân lạm dụng phân hóa học để xử lý môi trường, kích thích sinh trưởng và phòng trị bệnh cho cây trồng, vật nuôi. Sự lạm dụng hóa chất trong sản xuất nông nghiệp đã không tránh được vô số tác động ngược khiến người tiêu dùng phải tìm về với nông sản hữu cơ. Xu thế tiêu dùng đó đã khiến những người làm nông nghiệp chân chính phải quay trở lại phương thức sản xuất nông nghiệp hữu cơ truyền thống nhưng có áp dụng khoa học công nghệ để đạt hiệu quả cao hơn. HTXNN Trường Xuân, xã Giao Lạc (Giao Thủy) là một trong những trang trại tiên phong trên địa bàn tỉnh đã kiên trì đầu tư sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Một ngày trải nghiệm cùng Ban quản trị HTX và những người nông dân ở nông trại mới thấy hết sự nỗ lực và hiệu quả của phương thức sản xuất hữu cơ, ứng dụng công nghệ sinh học nhằm phục hồi môi trường, trả lại độ phì cho đất để bảo đảm sản xuất và cung ứng cho người tiêu dùng nông sản sạch không hóa chất.

Chăm bón cây trồng tại trang trại hữu cơ của anh Trần Hữu Chung, xã Giao Lạc (Giao Thủy).
Chăm bón cây trồng tại trang trại hữu cơ của anh Trần Hữu Chung, xã Giao Lạc (Giao Thủy).

I. Kiên trì cải tạo đất

Một ngày làm việc của các thành viên tại nông trại hữu cơ của HTXNN Trường Xuân luôn có hai phần việc chính đó là chăm bón, thu hoạch nông sản và sản xuất thuốc bảo vệ thực vật nguồn gốc sinh học và phân bón hữu cơ cải tạo đất. Rau quả được trồng và chế biến theo quy trình “6 không”: Không phân bón hoá học, không thuốc trừ sâu có nguồn gốc hoá học, không thuốc diệt cỏ, không chất kích thích tăng trưởng, không sử dụng giống biến đổi gien, không sử dụng chất bảo quản sau thu hoạch. Để thực hiện đúng phương thức này các thành viên HTX đã phải lao tâm khổ tứ, dốc cả tâm sức, tiền bạc từ những ngày đầu. Chỉ riêng việc cải tạo đất của nông trại cũng đã rất công phu. Vốn là vùng đất nhiễm mặn ven biển, để cải tạo đất, nếu như những trang trại khác sử dụng phân bón hóa học chỉ mất 3 tháng để tạo dinh dưỡng cho cây trồng thì trang trại này phải dành tới 2 năm kết hợp đồng bộ cả 3 phương pháp cải tạo đất thau chua, rửa mặn bằng thủy lợi, nông học và sinh học phù hợp với từng thời điểm. Trong đó, ngoài việc liên tục dẫn nước vào thau chua, rửa mặn, anh còn sử dụng phân bò, phân thỏ, trồng cỏ, khoai lang cùng một số loại cây họ đậu. Ban đầu các loại cây này chỉ trồng đến khi cây lớn lại dùng máy cày vùi xuống ruộng cho phân hủy nhằm tăng cường chất hữu cơ, tạo mùn, cải tạo đất. Trong quá trình trồng cây họ đậu để cải tạo đất, anh Trần Hữu Chung Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc HTXNN Trường Xuân đã tìm ra cách kích thích tăng số lượng những nốt sần trên bộ rễ cây bằng cách cho các vi sinh vật trong nốt sần “ăn” những loại mà chúng ưa thích như (giá đỗ, thịt bò…) để chúng phát triển nhanh, cung cấp dưỡng chất cho đất đai màu mỡ. Để bổ sung thêm Kali cải tạo độ chua mặn trong đất, anh trồng các loại cây họ cúc như dã quỳ, điền thanh, atiso đỏ quanh khu vực trang trại, vừa làm hàng rào tạo cảnh quan xanh mát, vừa chắn gió, ngăn chặn lượng thuốc trừ sâu hóa học từ các vùng xung quanh bay sang và điều quan trọng là khai thác được lượng Kali tự nhiên từ thân, lá và bộ rễ của các loại cây… Quá trình cải tạo đất ban đầu vất vả không khác chăm con mọn, nhưng bù lại sự kiên trì ấy đã biến phần đất hoang hóa, chua mặn ở vùng ven biển xã Giao Lạc thành “bờ xôi ruộng mật”, xanh mướt những loại cây đặc sản trong và ngoài nước. Hiện tại trang trại của anh đã thử nghiệm thuần hóa và hoàn thiện quy trình sinh trưởng, phát triển những loài cây rau quả quý như các giống muống trắng Thái Bình, muống Hồng Ngự - Đồng Tháp, muống tía bản địa của người Nam Định; khoai lang, rau dền Nhật Bản; cà chua bạch tuộc, lạc đen, đậu tương đen có nguồn gốc từ Nam Phi với các loại phân bón hữu cơ vi sinh khác nhau; cùng các loại vật nuôi quý như gà H’Mông, gà Quý phi, chim trĩ… Tất cả những sản phẩm này đều được nuôi trồng hoàn toàn theo phương pháp hữu cơ nên được thị trường đón nhận tích cực.

II. Phân bón, thuốc trừ sâu sinh học tự chế

Để thực hiện cam kết không sử dụng thuốc trừ sâu trong quá trình sản xuất là không đơn giản. Bởi lẽ môi trường và các yếu tố tự nhiên đất, nước đã có nhiều thay đổi và chịu nhiều tác động do biến đổi khí hậu khiến sâu bệnh, dịch hại trên cây trồng cũng diễn biến bất thường. Các thành viên nông trại phải nghĩ nhiều cách làm mới để vừa tiêu diệt được sâu bệnh hại không hủy hoại môi trường tự nhiên, vừa bảo vệ được thiên địch trên đồng ruộng. Trong đó các anh đã tập trung nghiên cứu kết hợp vận dụng kinh nghiệm của cha ông và tự chế tạo phân bón, thuốc trừ sâu sinh học cho trang trại của mình. Ban đầu các anh áp dụng cách trồng rau theo hướng đông nam để đảm bảo cho cây trồng đón được ánh nắng mặt trời tối đa. Đồng thời áp dụng biện pháp trồng xen canh, luân canh để tránh sâu bệnh bùng phát trên diện rộng. Các anh dùng ngay những loại cây có tinh dầu như tỏi, sả, bạc hà, chanh, ớt và các nguyên liệu tự nhiên dễ kiếm tại chỗ như mật ong, tro bếp, thậm chí cả những con sâu được bắt từ vườn rau làm nguyên liệu chế thuốc trừ sâu hữu hiệu. Theo đó những nguyên liệu có nguồn gốc tự nhiên này được các anh pha chế làm chất dẫn dụ thu hút sâu, côn trùng hại rau màu vào bẫy. Từ những kinh nghiệm quan sát thực tế và tìm hiểu tài liệu, các anh dùng chính loại sâu bắt được trên cây rau, nướng chín, trộn cùng tro bếp rồi rắc trở lại vườn rau để “dọa” đuổi những con sâu đi. Đối với cây trồng vụ hè thu, việc phòng trừ sâu bệnh rất khó khăn bởi thời tiết lúc này rất thuận lợi cho việc sinh trưởng của sâu bệnh nên trang trại áp dụng biện pháp trồng cây dẫn dụ để thu hút sâu (nuôi sâu ở luống rau không quan trọng để chúng khỏi phá hoại luống rau chính). Các anh đã chọn trồng một loại rau mà các loại sâu thích, có sức chịu chống chọi kém để cho sâu thỏa sức “ăn” mà bỏ lơ luống rau chính mà các anh định canh tác. Chẳng hạn vào đầu xuân, trồng điền thanh bao quanh khu vực trồng rau ăn lá để khi tiết giao mùa giữa mùa xuân và hạ là lúc vô số các loài sâu bệnh, bướm ngài, bọ xít tấn công cây trồng, lúc này phun thêm chất dẫn dụ trên cây điền thanh để hút bướm và bọ xít ăn lá điền thanh mà bỏ qua các loại rau màu khác. Đồng thời còn thu hút nhiều loài ong, bướm tới thụ phấn cho các loại cây ăn quả trong nông trại.

Việc sản xuất phân bón ở nông trại cũng được làm rất công phu tận dụng được nguyên liệu sẵn có trong trang trại của mình nhằm giảm chi phí đầu vào, ổn định chất lượng nông sản. Theo đó, tất cả mọi sản phẩm của nông trại đều được phân loại chế biến, tái sử dụng thành thức ăn cho gia súc, gia cầm, thủy, hải sản và phân bón cho cây trồng. Cỏ, rau, củ, quả, thân ngô, bèo tây, rơm rạ, hoa quả và phân giun trộn với vôi, lân, men vi sinh dòng phân huỷ Xen-lu-lô và ủ hoai mục để làm phân bón hữu cơ cho những vụ sau. Không những thế, các anh còn học cách làm phân hữu cơ từ nguyên liệu cá, ốc, tận dụng cả trứng gà, trứng vịt hỏng của các gia trại, trang trại để chăm bón cây và cải tạo đất… Chịu khó quan sát, tìm hiểu các quy luật tự nhiên trong cuộc sống hằng ngày giúp các anh đã chế ra nhiều loại phân bón đặc biệt. Trong đó cách chiết xuất dịch trong dạ dày trâu, bò và chó để tìm ra nguyên lý phân huỷ nhanh thức ăn của các loại vật nuôi này từ đó tiến hành phân lập, nuôi dưỡng, nhân giống, thử nghiệm và sản xuất ra một loại phân bón hữu cơ “siêu hạng” giúp anh điều chế phân bón từ cây cỏ, các loại động vật một cách nhanh nhất và giữ được nhiều chất dinh dưỡng quý của các nguyên liệu này.

Tâm sự với chúng tôi, anh Trần Hữu Chung, cho biết: Từ việc say mê với sản phẩm nông nghiệp sạch và những cách làm sáng tạo, con đường nông nghiệp mới của nông trại hữu cơ của anh và các cộng sự thành công đến ngày hôm nay có sự ủng hộ của cộng đồng dân cư, của anh em bạn bè và cả những nhà khoa học, những chuyên gia nước ngoài. Đây cũng là lý do để một HTXNN còn non trẻ của các anh đã đoạt giải chương trình “Khởi nghiệp sáng tạo ứng phó với biến đổi khí hậu” do Bộ KH và CN phối hợp với Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam tổ chức./.

Tác giả bài viết: Nguyễn Hương

Nguồn tin: baonamdinh.com.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập432
  • Máy chủ tìm kiếm12
  • Khách viếng thăm420
  • Hôm nay30,914
  • Tháng hiện tại209,481
  • Tổng lượt truy cập90,272,874
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây