Học tập đạo đức HCM

Chương trình OCOP thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn (bài 2)

Thứ hai - 21/06/2021 05:00
Bài 2: Sản phẩm khẳng định vị thế trên thị trường

Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm - OCOP” giai đoạn 2018 - 2020 của tỉnh đã đạt kết quả tích cực. Các chủ thể OCOP đã tập trung triển khai thực hiện chương trình, đến nay nhiều sản phẩm đã “có sao, có vạch” và có chỗ đứng trên thị trường, từ đó, khẳng định được vị trí tiên phong trong phát triển kinh tế nông thôn.

 


Sản phẩm OCOP đã khẳng định được vị thế của mình trên thị trường
Sản phẩm OCOP đã khẳng định được vị thế của mình trên thị trường

Chú trọng chất lượng 

Thời gian qua, các sản phẩm OCOP của địa phương đã không ngừng nâng cao giá trị thương hiệu, dần khẳng định vị trí và giá trị đối với người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh, nhiều sản phẩm đã có thị trường tiêu thụ ổn định.

HTX sản xuất Nông nghiệp và Dịch vụ Quyết Tâm xã An Nhơn, Đạ Tẻh vừa được tặng bằng khen của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vì đã có thành tích xuất sắc trong triển khai thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018 - 2020.

Ông Lưu Văn Phượng, Chủ tịch xã An Nhơn, Đạ Tẻh cho biết, HTX đã xây dựng thành công thương hiệu lúa Nếp Quýt Đạ Tẻh theo hướng công nghệ cao đạt tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP. Năm 2020, HTX đã tổ chức sản xuất mỗi năm hai vụ lúa Nếp Quýt Đạ Tẻh với 326 ha được chứng nhận sản phẩm đạt tiêu chuẩn theo quy trình VietGAP. Đồng thời, hàng năm đã và đang sản xuất 30 ha lúa Nếp Quýt được chứng nhận lúa đạt tiêu chuẩn GlobalGAP (thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu). Chính từ việc gạo nếp ngon và chất lượng đảm bảo mà hiện nay sản phẩm gạo Nếp Quýt Đạ Tẻh đã có mặt ở rất nhiều nơi trong và ngoài tỉnh, được khách hàng rất ưa chuộng sử dụng vì đảm bảo tính minh bạch, truy nguyên được nguồn gốc sản phẩm. 

Hay Công ty Cổ phần sản xuất Globeans là doanh nghiệp đầu tiên tại huyện Đam Rông thực hiện việc ký kết hợp đồng với các nông hộ, hợp tác xã sản xuất cà phê trên địa bàn huyện từ khâu sản xuất đến khâu chế biến, tiêu thụ sản phẩm sau thu hoạch. Với những nguyên tắc quản lý chặt chẽ, nghiêm ngặt trong chăm sóc, thu hái, đặc biệt việc thu hoạch cà phê phải đảm bảo tỷ lệ chín trên 95%; thương hiệu cà phê phin Globeans dần trở thành một thức uống thường xuyên của không ít đối tượng khách hàng.

Anh Đoàn Hải Long, Giám đốc Công ty sản xuất Globeans cho biết, trên thị trường hiện nay đang rất cần những sản phẩm chất lượng cao, rõ nguồn gốc, đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn thực phẩm, để thay thế dần các sản phẩm có phẩm cấp thấp đang tràn lan. “Hiện các hộ nông dân đang liên kết với công ty đã dần hiểu ra giá trị cao của cà phê mình làm ra, họ không còn chạy theo sản lượng mà chú trọng vào việc cho ra loại cà phê đặc biệt, có giá trị cao, hương vị độc đáo. Và, sản phẩm cà phê Globeans đã được cấp chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao, từ đây góp phần đưa cà phê vùng Đam Rông vươn xa. Hiện ngoài phân phối rang xay cho thị trường trong nước, sản phẩm cà phê thô của công ty đã được xuất bán qua một số nước như Mỹ, Hàn Quốc”, anh Long phấn khởi.

Ông Phan Minh Sơn, Trưởng phòng Cơ điện và ngành nghề Nông thôn (Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lâm Đồng) cho biết, hiện nay, 100% sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng. Các sản phẩm khi tham gia chương trình đều được hướng dẫn về quy trình, thủ tục công nhận sản phẩm OCOP, gắn nhãn mác, quy chuẩn cho các sản phẩm, góp phần tạo nên giá trị cho hàng hóa của tỉnh. Hiện nay, các chủ thể tham gia Chương trình OCOP đã chú trọng việc đạt các chứng nhận trong nước và quốc tế đối với các sản phẩm như: VietGAP, GlobalGAP, HACCP,... Nhân rộng, áp dụng các hệ thống quản lý, mô hình, công cụ cải tiến năng suất chất lượng như: ISO 9001, ISO 22000, ISO 14001... hỗ trợ hoạt động sở hữu trí tuệ, chỉ dẫn địa lý. 

Nâng tầm giá trị sản phẩm OCOP

Thông qua đánh giá, xếp hạng, chất lượng của sản phẩm cũng như khả năng tiếp thị được nâng lên; bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, là yếu tố quan trọng tạo nên thương hiệu của sản phẩm.

Thời gian qua các địa phương rất tích cực nâng cấp, hoàn thiện các sản phẩm OCOP, các chủ thể cũng đã ý thức được ý nghĩa của việc sản phẩm được cấp sao. Đây là tiền đề quan trọng để Lâm Đồng tiếp tục phát triển Chương trình OCOP giai đoạn tiếp theo, bảo đảm các chỉ tiêu về số lượng và chất lượng sản phẩm. Giai đoạn 2021 - 2025, Lâm Đồng tiếp tục nâng cấp và phát triển sản phẩm OCOP với mục tiêu số lượng đạt 168 sản phẩm. Trong đó, 70 sản phẩm 3 sao; 80 sản phẩm 4 sao; 18 sản phẩm 5 sao. Tạo điều kiện cho 100% chủ thể đăng ký nhãn hiệu cho các sản phẩm OCOP tỉnh Lâm Đồng nhằm đưa sản phẩm tham gia thị trường trong và ngoài nước. Hiện có 130 chủ thể tham gia chương trình, trong đó, có 26 HTX; 95 doanh nghiệp vừa và nhỏ; 9 cơ sở và hộ cá thể.

Các sản phẩm OCOP sau khi được công nhận đã tăng giá trị, góp phần giúp chủ thể tăng quy mô sản xuất và doanh thu. Theo khảo sát, các chủ thể sản phẩm tham gia OCOP cấp tỉnh đã tăng doanh thu từ 10 đến 15% trên đơn vị. 

Ông Nguyễn Văn Châu, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng, khẳng định: Khi được “gắn sao” tiêu chuẩn và được tham gia các chương trình xúc tiến thương mại, sản phẩm OCOP của tỉnh sẽ vươn xa hơn. Đã có nhiều sản phẩm nông nghiệp của tỉnh có mặt ở thị trường từ Bắc vào Nam. Một số sản phẩm nông nghiệp được đánh giá đứng vào TOP đầu sản phẩm chất lượng quy mô quốc gia như: chè Ôlong, cà phê Arabica, mắc ca…

Nâng tầm sản phẩm OCOP để có một vị thế trên thị trường trong nước và hướng đến xuất khẩu, các doanh nghiệp, hợp tác xã có sản phẩm cần phải hoàn thiện quy trình sản xuất, bảo đảm duy trì và nâng cao chất lượng, đổi mới kiểu dáng mẫu mã, tem nhãn sản phẩm đảm bảo hấp dẫn, phù hợp thị hiếu, nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng. “Thông qua việc triển khai Chương trình OCOP cũng như kết hợp thực hiện các chuỗi liên kết đã góp phần hình thành các mô hình chế biến đạt hiệu quả kinh tế cao và xuất khẩu đi các thị trường trong khối ASEAN, Hàn Quốc, Nhật Bản,... như: cà phê, atisô, chanh dây, chuối, các sản phẩm khoai lang tươi, sấy, nướng,... Đây chính là tiền đề phát triển mạnh hơn nữa sản phẩm OCOP của tỉnh trong thời gian tới”, ông Châu cho biết.         

http://baolamdong.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập150
  • Máy chủ tìm kiếm12
  • Khách viếng thăm138
  • Hôm nay37,744
  • Tháng hiện tại839,439
  • Tổng lượt truy cập85,746,475
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây