Trên cơ sở đề nghị của Tổ tư vấn, Chủ tịch Hội đồng OCOP Quốc gia đã ban hành Quyết định số 01/HĐQG-OCOP ngày 22/10/2020, Hội đồng chuyên ngành bắt đầu tiến hành thẩm định hồ sơ, đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP lần 1 cho 25 sản phẩm có tiềm năng đạt chuẩn 5 sao. Các sản phẩm đạt yêu cầu qua lượt đánh giá này sẽ được tiếp tục đánh giá lần 2.
25 sản phẩm được đưa ra đánh giá lần này là các sản phẩm nông, lâm, thủy sản thuộc lĩnh vực quản lý chuyên ngành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Tổ tư vấn số 1). Tổng số sẽ có 43 sản phẩm được đưa đánh giá, phân hạng: 25 sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm thuộc lĩnh vực y tế.
Trước đó, thực hiện nhiệm vụ được phân công, Tổ tư vấn số 01 đã triển khai công tác thẩm định hồ sơ, khảo sát thực tế, tổ chức đánh giá sơ bộ 25 hồ sơ sản phẩm và tổ chức khảo sát thực tế tại cơ sở sản xuất (nhà xưởng, khu chế biến, vùng nguyên liệu…) của 24/25 sản phẩm (8/9 tỉnh, thành phố).
Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam - Chủ tịch Hội đồng OCOP Quốc gia, Hội đồng đã nhận được hồ sơ đề xuất của 12 tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương đề nghị đánh giá, phân hạng cho 43 sản phẩm OCOP có tiềm năng đạt 5 sao. Đó là các tỉnh: Hà Giang, Bắc Kạn, Sơn La, Thái Nguyên, Hà Nội, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Hưng Yên, Lâm Đồng, Kom Tum, Sóc Trăng, An Giang.
Các sản phẩm đủ điều kiện đề xuất có khả năng đạt 5 sao phải đảm bảo tính đặc sắc bản địa, chủ thể gắn bó với cộng đồng địa phương, có đầu tư mạnh mẽ vào nâng cao chất lượng sản phẩm, quy trình quản lý tiên tiến, tiếp cận thị trường quốc tế. Nếu được công nhận đạt sản phẩm 5 sao sẽ tạo động lực mạnh mẽ để phát triển đặc sản địa phương, thu hút thêm đầu tư của các chủ thể khác tại địa phương, hướng tới xây dựng thương hiệu sản phẩm OCOP quốc gia.
Sản phẩm OCOP được đánh giá đợt này gồm:
Trà xanh ( hộp bà cụ 100 gram), Hồng Trà xanh ( Hà Giang); Miến dong Tài Hoan (Bắc Kạn); Cà phê bộ nguyên chất Bích Thao (Sơn La); Chè tôm nõn; Minh Tâm trà, Lộc trà thượng hạng, Hà Thái tea, Miến dong Việt Cường, Nấm hương khô, Nấm hương khô (Thái Nguyên); Bún gạo (Hà Nội); Nước mắm Lê Gia - Cốt đặc biệt, Mắm tôm Lê Gia (Thanh Hóa); Gạo thơm ST24, Nấm rơm đóng hộp, Trà Mãng Cầu - Túi lọc, Trà Mãng Cầu - Hương vị đậm đà, Trà Mãng Cầu - Hương vị thuần túy, Gạo Tài Nguyên hiệu Phú Khang, Sóc Trăng; Cà phê rang xay Dakmark (Kon Tum); Gạo Thơm Đặc Sản Thiên Vương, Gạo Ngon Tiến Vua Tiên Nữ, Thực phẩm bổ sung Gạo mầm Vibigaba, An Giang, Đường thốt nốt sệt Palmania, Đường thốt nốt bột Palmania.
Các sản phẩm được giao cho 03 tổ tư vấn, trong đó Tổ tư vấn số 01 triển khai công tác thẩm định hồ sơ, khảo sát thực tế, tổ chức đánh giá sơ bộ 25 sản phẩm của 09 tỉnh, thành phố, từ ngày 28 đến 30.10. 2020.
Thứ trưởng Trần Thanh Nam khẳng định, chương trình đánh giá, phân loại sản phẩm OCOP cấp quốc gia đang được Chính phủ và các địa phương rất quan tâm.
Sản phẩm OCOP sau khi được công nhận 5 sao OCOP quốc gia sẽ được đưa vào chương trình xúc tiến thương mại trong nước và tìm kiếm cơ hội xuất khẩu ra thị trường quốc tế.
Vì vậy đòi hỏi việc đánh giá phải khách quan, công tâm, đáp ứng mong mỏi của các địa phương nhằm thực sự mong muốn phát triển OCOP.
https://danviet.vn/danh-gia-phan-loai-cac-san-pham-dat-tieu-chuan-5-sao-ocop-cap-quoc-gia-nam-2020-2020102914505699.htm
Theo PV/danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã