Học tập đạo đức HCM

Phương án thực hiện mục tiêu chăn nuôi phù hợp với điều kiện của trang trại mình và nâng cao sản lượng tăng 10% (Phần 2)

Thứ ba - 14/06/2016 04:38
4. Theo dõi số lứa đẻ của heo nái
 
Ở bảng 2, nếu so sánh số lượng heo theo từng lứa thì thấy kết quả sinh sản từ lứa 3~6 là đạt hiệu quả kinh tế. Do đó, để nâng cao kết quả sinh sản cần phải theo dõi số lần sinh sản phù hợp của đàn heo.
 
Bảng 2 : Bảng theo dõi số heo con đẻ ra theo lứa (đơn vị: con)
 
Dù tình trạng heo nái sinh sản tốt nhưng vẫn có trường hợp heo bị hư thai, hoặc chất lượng giảm do tuổi thọ sinh sản cao. Các chủ trang trại cố gắng chăm sóc để heo có thể phát huy khả năng sinh sản tốt nhưng điều kiện xung quanh cũng có ảnh hưởng ít nhiều nên cần thiết phải lên kế hoạch huấn luyện heo sinh sản theo chế độ và chu kỳ để bảo đảm số lượng và chất lượng.
Để duy trì đều đặn các lứa sinh sản thì sau mỗi lần heo đẻ phải kiểm tra rồi lập kế hoạch thường xuyên kiểm tra sức khỏe sinh sản cho heo.
 
Bảng 3: Biểu thị và hướng dẫn duy trì chu kỳ các lứa sinh sản của heo.
 
5. Lựa chọn và loại bỏ những con heo nái bị yếu chức năng sinh sản
 
Những con heo bị khiếm khuyết hay tàn tật về bộ máy sinh sản, hoặc chỉ ăn nhiều và tăng cân trong khi đó khả năng giao phối và tỉ lệ thụ thai yếu. Nếu tiếp tục nuôi những con heo này thì sẽ rất lãng phí thức ăn và hao mòn cơ sở vật chất nên phải theo dõi và loại bỏ kịp thời để khỏi ảnh hưởng đến chất lượng sinh sản của đàn heo.
 
6. Heo bị viêm màng tử cung
 
Một trong những nguyên nhân phát sinh vấn đề trong bộ máy sinh sản của heo đó là màng tử cung bị viêm nhiễm, sau khi sinh tình trạng bệnh tái phát và còn nguy hiểm hơn, vì vậy việc chẩn đoán và phát hiện sớm để loại bỏ và thay thế là việc cần thiết và bảo đảm tính kinh tế. Tuân thủ quy tắc quản lý chăn nuôi chặt chẽ và phòng bệnh ngay từ đầu sẽ tránh được những tổn thất phát sinh sau này.
 
7. Heo bị lên giống lại, sẩy thai liên tục
 
Những con heo này thường yếu về sinh lý và có bộ máy sinh sản và hocmone bất thường nên khả năng hồi phục chức năng sinh sản và tỉ lệ thụ thai kém, nếu heo con sinh ra cũng bị yếu ớt, còi cọc hoặc nhiều bệnh tật vì sức đề kháng kém do yếu tố di truyền .
 
8. Heo nái sinh sản nhiều lứa (bị già hóa).
 
Nếu heo sinh lứa thứ 7 trở lên và số heo con được sinh ra dưới 8 con, heo sinh sản nhiều lần thì khả năng tiết sữa và nuôi con kém dần đi. Heo mẹ già thì con sinh ra cũng không khỏe mạnh và sức đề kháng cũng yếu. Tuy nhiên cũng có trường hợp những con heo có tuổi thọ sinh sản tuy hơi già nhưng có kết quả đậu thai cao thì cũng cải thiện được số lượng heo con.
 
9. Theo dõi chăm sóc thể trạng của heo nái
 
Tình trạng cơ thể heo quyết định khả năng hoạt động của bộ máy sinh sản của heo. Do đó cần phải theo dõi các biểu hiện của trạng trái cơ thể heo để biết được bộ máy sinh sản hoạt động thế nào.
Trạng thái cơ thể tốt làm tăng thêm khả năng sinh sản của heo.
Thông qua điểm hình thể quy định lượng cung cấp thức ăn.
Lượng thức ăn được quy định duy trì trạng thái cơ thể của heo nái.
Quy định lượng thức ăn để điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp nhằm đạt hiệu quả kinh tế nhất.
Chăm sóc tốt cho tình trạng cơ thể heo duy trì bộ máy sinh sản tốt, mắn đẻ và lâu dài.
Theo dõi diễn biến tình trạng cơ thể heo là việc làm rất quan trọng. Khi heo giao phối, đậu thai và mang thai là thời kỳ cần tập trung theo dõi và chăm sóc chu đáo cho heo để duy trì sức khỏe và bảo đảm chất lượng và số lượng sinh sản của heo nái.
 
10. Quản lý thức ăn
 
Giá cả thức ăn chiếm tỉ trọng lớn nhất, nếu giá thức ăn tăng lên sẽ gây khó khăn và trở ngại cho hoạt động chăn nuôi của trang trại. Để tiết kiệm chi phí thức ăn chăn nuôi cần nhiều sự nỗ lực của tất cả các thành viên phụ trách công việc chung của trang trại. Bây giờ nên từ bỏ thói quen cung cấp thức ăn vô chừng mực cho heo và phải lên kế hoạch cung cấp chế độ dinh dưỡng cho heo phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng và thể trọng của đàn heo.
 
Chế độ dinh dưỡng cho heo có thể xác định được cụ thể và cũng có thể ước lượng. Vì vậy phải tìm ra phương pháp tốt nhất để vừa bảo đảm dinh dưỡng cho heo vừa tiết kiệm được kinh phí thức ăn. Lập kế hoạch cung cấp thức ăn cho heo cần phải thực hiện theo program và cần sự giúp đỡ của nhà chuyên môn để được tư vấn về chương trình cung cấp thức ăn phù hợp với quy mô trang trại và tình hình chăn nuôi cụ thể ở từng trang trại.
 
Bảng 4: Bảng tỉ lệ % lượng thức ăn cung cấp (đơn vị tính: %)
 
Bảng 4 biểu thị tỉ lệ % lượng thức ăn cung cấp thực tế của một trang trại, chương trình này thực hiện trong năm 2007. Đây là trang trại có số lượng heo được xuất chuồng MSY 19.5 con và là trang trại có kết quả chăn nuôi thành công nhất. Ta điều chỉnh lượng thức ăn theo tình hình biến động giá cả thị trường nếu giá thức ăn chăn nuôi tăng lên thì giảm một số thành phần phụ trong thức ăn, trái lại nếu giá cả giảm xuống thì phải tăng thành phần và lượng thức ăn. Làm như vậy không có ảnh hưởng gì đến kết quả và sản lượng chăn nuôi.
 
Trang trại này cũng vẫn tiếp tục thực hiện phương pháp giảm lượng thức ăn cho heo sữa. Các phương pháp của trang trại này cũng không nhất thiết phải áp dụng cho các trang trại khác, chỉ dẫn trên chỉ để tham khảo. Tuy nhiên, việc theo dõi chặt chẽ kế hoạch cung cấp thức ăn và điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp cung cấp cho đàn heo để tiết kiệm chi phí và tránh lãng phí thức ăn. Do đó, nhất định cần phải có sự tư vấn, lời khuyên của các chuyên gia và tìm ra phương pháp tối ưu để giảm chi phí thức ăn, đảm bảo tính hiệu quả kinh tế tuy tiết kiệm kinh phí nhưng vẫn tăng doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp 
Nguồn: nguoichannuoi.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập195
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm192
  • Hôm nay58,861
  • Tháng hiện tại58,861
  • Tổng lượt truy cập84,965,897
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây