Từ lâu, thư viện đã quen thuộc với hình ảnh bác Trần Xuân Gứng cứ đều đặn mỗi tháng hai lần vào thư viện mượn sách. Bác Gứng sinh năm 1942, hiện nay bác đã gần 80 tuổi, nhà bác ở tận xã Kỳ Phú, huyện Kỳ Anh. Khoảng cách từ nhà bác Gứng đến thư viện cộng đồng thị xã Kỳ Anh là gần 30 cây số. Mỗi lần vào thư viện mượn sách, bác phải đi xe máy từ nhà lên điểm xe buýt, rồi gửi xe máy ở nhà người quen để đón xe buýt vào thị xã Kỳ Anh, sau đó thì đi bộ tầm 500m từ đường quốc lộ 1 A lên thư viện. Mấy lần gần đây do dịch bệnh phức tạp, bác Gứng không đi xe buýt mà tự đi xe máy để vào thư viện. Bác nói bác đi hơn 40 phút mới có thể vào đến đây. Quãng đường đi mượn sách của bác khá gian nan và vất vả, nhưng nó không làm ảnh hưởng đến niềm say mê đọc sách của bác.
Thủ thư tặng khẩu trang cho bác Gứng
Bác Gứng kể: "Sách tôi mượn về không chỉ tôi đọc đâu, cả nhà tôi ai cũng đọc. Ở xóm tôi có mấy ông mấy bà cùng lứa tuổi như tôi, cũng rất thích đọc sách. Mỗi lần tôi mượn sách ở đây về, tôi đọc xong thì tôi cho họ mượn, sau đó tôi mới gom lại mang vào đây trả và mượn sách mới".
Hình ảnh một cụ già 80 tuổi, đi quãng đường 30 cây số, bất kể ngày nắng hay ngày mưa vẫn cứ đều đặn một tháng hai lần vào thư viện cộng đồng thị xã Kỳ Anh chỉ để mượn sách về đọc đã trở thành một hình ảnh đẹp của thư viện và của Văn hóa đọc hiện nay.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã