Học tập đạo đức HCM

Thông tin sản xuất tiêu thụ gạo một số nước tuần thứ 2 tháng 10/2015

Thứ tư - 14/10/2015 08:53
Giá lúa gạo đã giảm kể từ năm 2012 do nguồn cung dư thừa, đặc biệt là ở Thái Lan nay có khả năng hồi phục do hạn hán El Nino ở hầu hết các nước Châu Á và Nam Mỹ. Giá gạo xuất khẩu ở hầu hết các nước châu Á tăng trở lại trong liên tiếp 2 tuần qua. Tuy nhiên, các nhà phân tích dự đoán giá gạo có thể không tăng đáng kể mặc dù hiệu ứng El Nino, do thị trường các loại gạo giảm giá còn nhiều, cũng như sắp xảy ra điều chỉnh hối xuất đồng tiền Mỹ.Giá gạo vào ngày 10/10/2015 của 5 nước xuất khẩu gạo chính so với tuần trước như sau:

Bảng 1: Giá gạo xuất khẩu của 5 nước vào ngày 10/10/2015 so với ngày 3/10/2015 (đơn vị: USD/tấn)

Loại gạo

Thái Lan

Việt Nam

Ấn Độ

Pakistan

Campuchia

3/10/2015

10/10/2015

3/10/2015

10/10/2015

3/10/2015

10/10/2015

3/10/2015

10/10/2015

10/10/2015

Gạo 5%

365-375

365-375

335-345

345-355

355-355

355-365

310-320

305-315

410-420

Gạo 25%

330-340

330-340

320-330

330-340

315-325

315-325

285-295

285-295

400-410

Gạo đồ

355-365

360-370

 

 

340-350

335-345

415-425

405-415

 

Gạo thơm

800-810

810-820

470-480

460-470

 

 

 

 

830-840

Tấm

305-315

305-315

305-315

305-315

300-310

300-310

275-285

275-285

355-365

1. Thái Lan

Thái Lan gạo 5% tấm hiện giá 360 USD/tấn, không thay đổi so với tuần trước, tăng 10 USD/tấn so với tháng 9/2015 và giảm 60 USD/tấn so với năm 2014.

Thái Lan có thể sẽ lấy lại vị trí xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới năm 2015, sau khi nhường ngôi vị này cho Ấn Độ trong ba năm qua. Đến nay, Thái Lan đã xuất khẩu được 7,1 triệu tấn gạo và các nhà xuất khẩu sẽ đạt 9,7-10 triệu tấn, vượt kế hoạch ban đầu là 9,5 triệu tấn. Xuất khẩu gạo sang Trung Quốc đã tăng đáng kể, hai nước đã ký kết Biên bản ghi nhớ (MoU) vào tháng 9/2015, qua đó Trung Quốc đã đồng ý mua hơn 2 triệu tấn gạo từ Thái Lan. 700.000 tấn gạo 5% tấm của Thái Lan đã giao cho Trung Quốc. Chính phủ Thái Lan đang hy vọng sẽ xuất khẩu trên 10 triệu tấn gạo trong năm 2016 dù sản lượng gạo năm 2015 bị giảm. Số gạo dự trữ tích lũy dưới thời chính phủ trước đó được dự kiến ​​để bù đắp sự suy giảm sản lượng. Chính quyền quân sự hiện giữ 13 triệu tấn gạo dự trữ và Bộ Thương mại tìm cách bán tống tháo hết lượng gạo này vào cuối năm tới. Tuy nhiên, người tiêu dùng lo ngại về chất lượng xuống cấp của nó. Do hạn hán El Nino sản lượng lúa của Thái Lan chỉ còn 22.98 triệu tấn giảm 30% so với 32.62 triệu tấn trong năm 2014 và thấp nhất kể từ 1996 đến nay.

Trong khi đó, Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo năm 2015, xuất khẩu gạo Thái Lan giảm còn 9 triệu tấn, giảm 18% so với 10,969 triệu tấn năm 2014. Xuất khẩu gạo tiếp tục giảm xuống còn 8 triệu tấn vào năm 2016, do diện tích vụ mùa nghịch (Đông xuân) 2015-16 giảm vì hạn hán. Sản lượng lúa năm 2015 của Thái Lan giảm còn 29,4 triệu tấn (19,4 triệu tấn gạo), giảm 5% so với 31 triệu tấn (20,460 triệu tấn gạo) năm 2014. Bộ Nông nghiệp Mỹ cũng dự báo sản lượng lúa năm 2016 tiếp tục giảm còn 28,848 triệu tấn (16,4 triệu tấn gạo) do hạn hán. Tổng nguồn nước dự  trữ (cho tưới và sinh hoạt gia đình) trong mùa khô (tháng 11/2015 - tháng 4/2016) ở hạ vùng miền Bắc và miền Trung rất thấp chỉ 3,6 tỷ mét khối. Vì vậy, chính phủ đã cảnh báo nông dân không được xuống giống vụ mùa nắng.(Đông xuân) trên diện tích 160.000 ha do hạn hán.

Chính phủ đang xây dựng các dự án tạo việc làm cho nông dân nhằm ổn định thu nhập của họ, phân bổ nguồn vốn vay ưu đãi để hỗ trợ các dự án chuyển đổi cây trồng dự kiến ​​sẽ được hoàn thành vào tháng 10/2015.

2. Việt Nam  

Gạo Việt Nam 5% tấm hiện giá 350 USD/tấn, tăng 10 USD/tấn so với tuần trước, tăng 25 USD/tấn so với tháng 9/2015 và giảm khoảng 90 USD/tấn so với năm 2014. Việt Nam xuất khẩu 4,35 triệu tấn gạo từ 1/1 - 30/9/2015, giảm 9% so với 4,8 triệu tấn gạo xuất khẩu trong 9 tháng đầu năm 2014. Giá xuất khẩu gạo bình quân năm 2015 là 420,77 USD/tấn (FOB), giảm 2,6% USD/tấn so với 432 USD/tấn cùng kỳ năm 2014.

Trong tháng 9/2015, Việt Nam xuất khẩu được 532.267 tấn gạo, giảm 2,4% so với 545.362 tấn gạo xuất khẩu trong tháng 9/2014, và tăng 3% so với 517.060 tấn gạo xuất khẩu trong tháng 8/2015. Giá xuất khẩu trung bình trong tháng 9 là 406,46 USD/tấn, giảm 7% USD/tấn so với năm 2014 và giảm 6% so với tháng 9/2015.

Chính phủ Indonesia và Việt Nam đã nhất trí về một kế hoạch nhập khẩu gạo dự phòng theo đó Indonesia có thể nhập khẩu một triệu tấn gạo trong trường hợp thiếu gạo do hạn hán lan rộng.

Xuất khẩu gạo của Việt Nam có khả năng phục hồi trong 6 tháng tới do nhu cầu của thị trường truyền thống đang tăng. VFA đã nhận đơn đặt hàng 450.000 tấn của  Philippines và 1 triệu tấn gạo của Indonesia sẽ giúp xuất khẩu gạo của Việt Nam tăng trưởng ổn định hơn giữa quý IV năm 2015 và quý I năm 2016. Giá gạo trong nước cũng tăng 300 đồng/kg (13,4 USD/tấn) so với tháng 9/2015

3. Ấn Độ

Ấn Độ gạo 5% tấm hiện giá 360 USD/tấn, không thay đổi so với tuần trước, giảm 10 USD/tấn so với tháng 9/2015, và giảm 60 USD/tấn so với năm 2014. Tổng diện tích xuống giống lúa đạt 37,72 triệu ha đến ngày 09/10/2015, giảm nhẹ so với 37.79 triệu ha xuống giống cùng kỳ năm 2014.

Các nhà xuất khẩu gạo Ấn Độ, đã phải đối mặt với cạnh tranh gay gắt từ Thái Lan và Việt Nam, đang đề nghị chính phủ can thiệp và tạo điều kiện tiếp cận thị trường lớn như Nigeria và Trung Quốc. Trung Quốc không mua gạo trắng thường của Ấn Độ do giữa hai nước chưa ký hiệp định kiểm dịch thực vật. Nigeria đã ngừng mua gạo từ Ấn Độ do khủng hoảng tài chính. Nigeria là thị trường quan trọng đối với gạo đồ của Ấn Độ.

Các doanh nghiệp đề nghị chính phủ tiến hành thỏa thuận đổi gạo lấy dầu đối với Nigeria, gấp rút đàm phán về kiểm dịch thực vật và vệ sinh an toàn thực phẩm với Trung Quốc. Trung Quốc đã phân bổ chỉ tiêu nhập gạo Basmati của Ấn Độ nhưng họ vẫn lo ngại không cạnh tranh lại gạo Hom mali của Thái Lan do dân Trung Quốc quen với mùi thơm của gạo Thái Lan. Trung Quốc là nước nhập khẩu gần 4 triệu tấn gạo hàng năm. Trong thời gian từ tháng 4-8/2015, Ấn Độ đã xuất được 2,9 triệu tấn gạo trắng trị giá 1,05 tỷ USD và 1,67 triệu tấn gạo basmati thu được 2,03 tỷ USD

4.  Myanmar

Các nhà xuất khẩu gạo Myanmar đang tăng cường xuất khẩu gạo đồ gạo đã bị thiệt hại nghiêm trọng do giảm nhu cầu, giá giảm và cạnh tranh ngày càng tăng, do có nhiều nguồn cung cấp sang châu Âu. Trước kia, xuất khẩu gạo đồ phụ thuộc vào Nga nhưng doanh số bán hàng giảm, họ đã quyết định để đa dạng hóa vào châu Âu. Myanmar đã xuất khẩu được 2-3 container gạo đồ để chào háng với các nước châu Âu và vẫn chưa nhận được phản hồi.

Myanmar đã xuất khẩu được 100.000 tấn gạo đồ niên vụ 2014-15 (tháng 4/2014-3/2015). Nhưng, nước này chỉ xuất khẩu được 30.000 tấn kể từ đầu niên vụ 2015-16 nền,mục tiêu xuất khẩu 100.000 tấn khó đạt được. Xuất khẩu gạo đồ của Myanmar đã giảm 50% trong năm qua do giá xuất lên đến 400 USD/tấn, cao hơn so với giá của Việt Nam và Ấn Độ. Vùng sản xuất gạo đồ truyền thống ở Ayeyarwady vừa bị ngập lụt nghiêm trọng trong tháng 7-8 nên các nhà xuất khẩu bị mất một số đơn đặt hàng, tạo cơ hội cho các nước cạnh tranh chiếm lĩnh do giá rẻ và chất lượng tốt hơn,

5. Pakistan

Pakistan gạo 5% tấm hiện giá 310 USD/tấn, tăng 5 USD/tấn so với tuần trước, giảm 10 USD/tấn so với tháng 9/2015 và giảm 100 USD/tấn so với năm 2014.

Những nông dân trồng lúa, chủ nhà máy xay và các nhà xuất khẩu gạo kêu gọi Chính phủ Pakistan mở khoản vay tái đầu tư để hỗ trợ họ trong bối cảnh thị trường gạo thu hẹp, gạo giảm giá và tăng lượng gạo dự trữ.

Pakistan xuất khẩu được 396.199 tấn gạo (gồm basmati và gạo trắng) trong 2 tháng đầu niên vụ 2015-16 (tháng 7/2015-6/2016), tăng 14% so với 348.084 tấn xuất khẩu trong cùng kỳ trong niên vụ 2014-15,

6. Nhật Bản

Sau hội nghị của 12 nước thành viên của đối tác xuyên Thái Bình Dương, Mỹ đã thuyết phục Nhật Bản tăng nhập khẩu bơ, gạo, lúa mì từ các nước thành viên TPP. Nhật Bản cũng đã đồng ý cắt giảm thuế quan đối với thịt lợn và thịt bò từ các đối tác TPP. Đáp lại, Mỹ sẽ miễn thuế hoàn toàn đối với ô tô nhập khẩu từ Nhật Bản thời gian trên 25 năm.

Chính phủ Nhật Bản bắt đầu cho phép nhập khẩu 5 triệu tấn gạo miễn thuế từ Mỹ và sau đó mỗi năm sẽ tăng 2.000 tấn kể từ năm thứ tư của thỏa thuận, cho đến khi họ đạt 7 triệu tấn trong 13 năm. Thủ tướng Nhật Bản đảm bảo nông dân rằng Thỏa thuận đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) không phải là một mối đe dọa mà là cơ hội để mở cửa thị trường cho các nông sản của Nhật Bản, chẳng hạn như gạo, thịt bò, thịt và sữa đi vào TPP

Chính phủ Nhật Bản được dự báo khi tăng  nhập khẩu gạo từ Hoa Kỳ theo đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ dẫn đến giảm giá gạo sản xuất trong nước và sức cạnh tranh nông dân. Chính phủ đang có kế hoạch mua gạo của  nông dân để tăng cường dự trữ và đảm bảo giá không giảm. Nông dân cho rằng gạo Nhật Bản sẽ trở nên kém cạnh tranh so với gạo nhập khẩu nước ngoài.

Trong Chiến lược Phát triển Thương mại và bền vững (ICTSD), tác giả Kazuhito Yamashita cho rằng Nhật Bản nên ít tập trung nhập khẩu gạo và ưu tiên xuất khẩu gạo. Nhật Bản cảm thấy nhập khẩu gạo rất quan trọng để cung cấp cho các nhà hàng khách sạn và các ngành công nghiệp, cần xem xét lại xuất khẩu gạo chất lượng cao. Gạo Nhật Bản được coi là gạo chất lượng tốt nhất trên thế giới. Nhật Bản nên thuyết phục các đối tác thương mại nhằm loại bỏ thuế quan đối với hàng nhập khẩu gạo để tăng cường xuất khẩu gạo Nhật Bản ra các nước.

7. Mỹ

Gạo Mỹ 4% tấm hiện giá 500 USD/tấn, giảm 35 USD/tấn so với tháng 9/2015, và tăng 30 USD/tấn so với năm 2014.

Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo sản lượng gạo niên vụ 2015-16 của Mỹ đạt 8.52 triệu tấn, giảm so với dự báo tháng 9/2015 là 8,6 triệu tấn và so với năm 2014 là 10,02 triệu tấn. Trong đó sản lượng gạo hạt dài 5.91 triệu tấn, gạo hạt tròn và trung bình 2,61 triệu tấn. Năng suất bình quân ước đạt 8,27 tấn/ha so với 8,52 tấn/ha năm 2014.

Nguồn: bannhanong.vn

 Tags: giá gạo

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập889
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại754,285
  • Tổng lượt truy cập93,131,949
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây