Học tập đạo đức HCM

GS. Võ Tòng Xuân: Lúa gạo cũng gia công, trợ cấp cho người mua thế giới?

Thứ ba - 06/10/2015 20:47
Bản chất của ngành gạo Việt Nam là đang đi vào “vết xe đổ” của nhiều ngành công nghiệp như dệt may, da giày. Tức là ngành gạo cũng đang đi gia công cho thế giới khi mà giá trị gia tăng cho người sản xuất chỉ ở mức thấp.
 
Vươn lên vị trí thứ ba về xuất khẩu gạo của thế giới, song Việt Nam lại trở thành một trong những nước có giá gạo xuất khẩu sụt giảm mạnh nhất trong thời gian qua. Việc chưa xây dựng được thương hiệu gạo cho Việt Nam, năng suất thấp, gạo Việt đang dần mất uy tín và lợi thế trên nhiều thị trường thế giới.
 
Trao đổi với chúng tôi, GS. Võ Tòng Xuân - Chuyên gia nghiên cứu lâu năm về ngành nông nghiệp và lúa gạo cho rằng: Bản chất của ngành gạo Việt Nam là đang đi vào “vết xe đổ” của nhiều ngành công nghiệp như dệt may, da giày. Tức là ngành gạo cũng đang đi gia công cho thế giới khi mà giá trị gia tăng cho người sản xuất chỉ ở mức thấp.
 
Trong khi đó, với chính sách hỗ trợ hiện nay của Chính phủ như thu mua, tạm trữ lúa gạo, chính sách phát triển nông nghiệp, thủy lợi và đê điều… thì việc xuất khẩu gạo với giá thấp đang gián tiếp hỗ trợ cho người mua gạo trên thế giới, trong khi người sản xuất không được hưởng lợi.
 
GS. Võ Tòng Xuân: Ngành lúa gạo đang gia công

Thưa ông, tại sao ông lại cho rằng ngành gạo Việt Nam cũng đang là ngành “gia công” khi đây là ngành xuất khẩu có lợi thế?
 
- Rõ ràng là Nhà nước mình đang bao cấp cho nông dân trồng lúa rất nhiều, nhưng lại không tạo ra được giá trị gia tăng ở đây. Từ trước tới giờ người nông dân không chịu theo quá trình canh tác, ứng dụng kỹ thuật hiện đại mà tự làm theo ý mình, năng suất không đạt yêu cầu và gạo xuất khẩu đi chưa đạt được giá cao.
 
Tôi cho rằng ngành lúa gạo cũng đang gia công, là vì hiện nay với các giống lúa thường, ở miền Nam làm theo giống của mình, song ở miền Bắc mua giống bên Trung Quốc. Phân bón thì chỉ thỏa mãn được một nửa nhu cầu, thuốc trừ sâu phải mua 100%, máy móc cho sản xuất lúa cũng nhập, xăng dầu cũng nhập.
 
Tính ra thì mình đem nguyên liệu từ ngoài vào, có khác nào làm gia công. Thực tế thì người nông dân, những người trực tiếp sản xuất ra hạt gạo chưa có lời được 30% như mong muốn.
 
Việt Nam là nước duy nhất có giá lúa gạo xuất khẩu giảm trong khi nhiều nước xuất được với giá cao. Liệu đây có phải là nguyên nhân khiến cho người nông dân chưa có lời?
 
- Người trồng lúa chưa có lời vì nhiều lý do, nhưng phải thấy một thực tế rằng những chính sách hỗ trợ hiện nay đang đang tạo thuận lợi để cho gạo giá rẻ. Lẽ ra với chi phí giá thấp như vậy, người nông dân được hưởng lợi, thế nhưng thực tế giá gạo xuất khẩu rẻ như hiện nay của Việt Nam, lại đang bao cấp cho người mua thế giới.
 
Không chỉ chính sách hỗ trợ thu mua tạm trữ gạo, các doanh nghiệp được hưởng lãi suất thấp để đảm bảo người nông dân được lãi 30%, song người nông dân vẫn chưa có lời, không được 30% thì ít nhất cũng phải10%.
 
Bên cạnh đó, chúng ta thấy rằng chi phí để đầu tư làm thủy lợi chiếm tới 70% chi phí đầu tư nông nghiệp. Đáng lẽ trong hạch toán giá thành 1 kg lúa phải đưa khấu hao thủy lợi vào, nhưng hoàn toàn không đưa vào, nên giá lúa của mình thấp.
 
Chính sách đã ấn định diện tích trồng lúa là 3,8 triệu ha song trên thực tế lại không như vậy. Liệu đây có là chính sách phù hợp để giúp ngành gạo có vị trí vững chắc?
 
- Mình không nên ấn định diện tích lúa là bao nhiêu, bởi một vấn đề đặt ra là những diện tích còn lại sẽ trồng gì, ai mua? Tốt nhất là mình nên ấn định thị trường và nhu cầu, tức là dựa trên lợi thế cạnh tranh, trồng những sản phẩm mà chỉ Việt Nam mình làm được, nhưng những nơi khác không làm được, xây dựng gạo có thương hiệu thì mới giúp có thể chủ động giá.
 
Từ câu chuyện giá lúa thấp, chưa xây dựng được thương hiệu gạo… liệu chúng ta có nên thu hút đầu tư nước ngoài vào ngành này hay không?
 
- Làm sao thu hút đầu tư với nhiều mô hình nông nghiệp công nghiệp cao là cần thiết. Những nhà đầu tư nước ngoài cũng muốn bỏ vốn vào, nhưng hiện nay chính sách vào đầu tư nông nghiệp và ngành lúa gạo chưa thể cho nhà đầu tư nước ngoài, bởi như vậy sẽ cạnh tranh trực tiếp với doanh nghiệp của mình.
 
Chính sách mới là quan trọng, song đang dè dặt lắm. Còn doanh nghiệp cũng dám vào để làm nhưng chính sách, ưu đãi đầu tư nước ngoài là những vấn đề đang rất nhạy cảm bởi nó liên quan đến an ninh lương thực.
 
Cẩm An (Trí Thức Trẻ thực hiện)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập824
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại749,516
  • Tổng lượt truy cập93,127,180
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây