Học tập đạo đức HCM

Ba Vì xây dựng nông thôn mới từ du lịch sinh thái

Thứ năm - 20/09/2018 10:33
Tận dụng cảnh quan núi rừng và văn hóa địa phương, Ba Vì là tấm gương điển hình trong việc biến tiềm năng, thế mạnh của địa phương thành lợi ích kinh tế, đem lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân.

Điểm đến cuối tuần lý tưởng

Những năm gần đây, Ba Vì được nhiều người lựa chọn là điểm du lịch xanh dịp cuối tuần. Sở hữu nhiều cảnh quan như Khoang Xanh, Thiên Sơn - Suối Ngà, Đầm Long, Ao Vua, quần thể Tản Viên Sơn Thánh… rất thuận lợi để phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.

Báo cáo của UBND huyện Ba Vì cho biết, trong giai đoạn 2015 - 2017, Ba Vì đã đón 7,76 triệu lượt khách du lịch, đạt tổng doanh thu 770 tỷ đồng. Tính riêng năm 2017, du lịch Ba Vì đón gần 2,7 triệu lượt khách, đem lại doanh thu 276 tỷ đồng. Sự phát triển của du lịch đã tạo việc làm ổn định cho hàng ngàn lao động, góp phần tăng thu nhập cho người dân, nhất là 7 xã thuộc khu vực miền núi của huyện Ba Vì.

Du lịch trải nghiệm tại Nông trại giáo dục Detrang Farm, thôn Ké Mới, xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì
Du lịch trải nghiệm tại Nông trại giáo dục Detrang Farm, thôn Ké Mới, xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì

Phó chủ tịch UBND huyện Ba Vì, ông Đỗ Mạnh Hưng cho biết, trong năm 2018, huyện Ba Vì phấn đấu đón từ 2,7 - 2,8 triệu lượt khách, doanh thu du lịch đạt 290 tỷ đồng. Dự kiến, đến năm 2021, huyện Ba Vì sẽ đón từ 3,5 - 3,6 triệu lượt khách, doanh thu đạt 520 tỷ đồng…

“Để đạt được mục tiêu trên, từ nay đến năm 2021, huyện Ba Vì sẽ tập trung kết nối các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn để tạo các tour du lịch khép kín. Bên cạnh đó, huyện sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến đầu tư các dự án xây dựng Khu du lịch cao cấp quốc tế Tản Viên, Khu du lịch sườn Tây núi Ba Vì, Khu khoáng nước nóng Thuần Mỹ. Đồng thời, tiếp tục huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng hạ tầng hỗ trợ phát triển du lịch; tích cực phối hợp triển khai lồng ghép các dự án để nâng cấp những điểm di tích, danh thắng, hỗ trợ xây dựng sản phẩm, tập trung nguồn vốn nâng cấp đường điện, thông tin liên lạc…”, ông Hưng chia sẻ.

Cùng với những giải pháp đó, huyện Ba Vì sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất để thu hút nhà đầu tư phát triển các loại hình du lịch nghỉ dưỡng cao cấp, phát triển các sản phẩm du lịch mới, chất lượng cao, thân thiện với môi trường. Huyện cũng sẽ hỗ trợ tối đa cho các nhà đầu tư phát triển sản phẩm du lịch chất lượng cao, nâng cấp các sản phẩm du lịch hiện có; đa dạng hóa dịch vụ lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, mua sắm nhằm thu hút và giữ chân du khách lưu trú dài ngày, chi tiêu nhiều hơn.

Một nửa số xã đã về đích nông thôn mới

Trao đổi với chúng tôi về phong trào xây dựng nông thôn mới, lãnh đạo UBND huyện Ba Vì cho biết, từ năm 2012, 30/31 xã, thị trấn của huyện đã được duyệt quy hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Tuy xuất phát điểm của các xã còn thấp, đặc biệt là với 7 xã miền núi, nhưng phong trào tại địa phương đã được triển khai tích cực, đều khắp, mang lại hiệu quả tích cực.

Ba Vì là huyện tận cùng phía Tây Bắc của Hà Nội, có diện tích tự nhiên là 428 km2. Trên địa bàn huyện có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng như: Ao Vua, Khoang Xanh - Suối Tiên, hồ Tiên Sa, Thiên Sơn - Suối Ngà, hồ Suối Hai, rừng nguyên sinh Bằng Tạ - Đầm Long, đồi cò Ngọc Nhị... Ba Vì còn có nhiều trang trại đồng quê, nhiều sản phẩm nông nghiệp phong phú và đặc biệt có nguồn nước khoáng nóng thiên nhiên tại Thuần Mỹ rất thuận lợi cho phát triển du lịch nghỉ dưỡng.

Đến nay, việc xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của Ba Vì đã đạt được những kết quả đáng tự hào, diện mạo nông thôn có nhiều đổi mới, khang trang sạch đẹp. Tính đến hết năm 2017, Ba Vì đã có 13 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 13 xã đạt và cơ bản đạt từ 13 - 18 tiêu chí, 4 xã đạt và cơ bản đạt từ 11 - 12 tiêu chí. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao, nhiều công trình hạ tầng được hoàn thành, đưa vào sử dụng đã tạo sự thay đổi lớn bộ mặt nông thôn.

Sản xuất nông nghiệp của Ba Vì đã có sự chuyển dịch tích cực, tổng giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2017 đạt 8.995 tỷ đồng. Huyện đẩy mạnh kinh tế trang trại, vườn đồi đạt hiệu quả cao. Đặc biệt, huyện đã xây dựng được nhiều sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu như: sữa Ba Vì, chè Ba Vì, miến dong Minh Hồng, khoai lang Đồng Thái, gà đồi Ba Vì.

Cùng với đó, Ba Vì tập trung đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi, vệ sinh môi trường, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện đất đai và quy hoạch sử dụng đất, nhằm nâng giá trị trên diện tích canh tác, tăng thu nhập cho người dân nông thôn.

“Chúng tôi phấn đấu trong năm 2018 này sẽ có thêm 2 xã (Phú Cường và Chu Minh) đạt chuẩn nông thôn mới, nâng tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới của huyện lên 50%. Đến năm 2019, huyện đặt mục tiêu sẽ có thêm 6 xã đạt chuẩn nông thôn mới, nâng tổng số xã đạt nông thôn mới là 21/30 xã, tương ứng 70% số xã trên địa bàn huyện. Theo đó, du lịch tiếp tục được xem là thế mạnh để Ba Vì thúc đẩy phong trào xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn kế tiếp”, ông Đỗ Mạnh Hưng cho biết.

Theo Thanh Nga/baodautu.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập340
  • Hôm nay40,149
  • Tháng hiện tại198,531
  • Tổng lượt truy cập90,261,924
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây