Học tập đạo đức HCM

Phát triển thị trường nông sản sạch: Nông nghiệp hữu cơ là cốt lõi

Thứ năm - 20/09/2018 05:17
Tại Diễn đàn chính sách nông nghiệp số 9 với chủ đề “Làm gì để phát triển thị trường cho nông sản sạch?”, một số chuyên gia và các doanh nghiệp (DN) đã hiến kế UBND các tỉnh, thành phố cần sớm triển khai Nghị định 109/2018/NĐ-CP về nông nghiệp hữu cơ, đưa vào thực tiễn địa phương.

Theo ông Hà Phúc Mịch - Chủ tịch Hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam, để phát triển thị trường cho nông sản sạch, nhiều DN, HTX, trang trại trên cả nước đã hình thành nhiều mô hình sản xuất - tiêu thụ sản phẩm hữu cơ như: Trác Văn (Hà Nam), Hội An (Đà Nẵng); Đơn Dương (Lâm Đồng); công ty Ecolink (1.000 ha chè hữu cơ tại Hà Giang, Lào Cai) công ty Viễn Phú sản xuất lúa - cá với diện tích canh tác trên 250 ha (Cà Mau).

Thiếu thông tin nông sản sạch

Nhiều DN đã có sản phẩm được chứng nhận hữu cơ và xuất khẩu, điển hình công ty Organic Đà Lạt sản xuất rau hữu cơ; Tập đoàn Minh Phú nuôi tôm sinh thái ở rừng ngập mặn Cà Mau đã có chứng nhận hữu cơ xuất khẩu sang EU…

Đặc biệt gần đây một số địa phương đã có chủ trương thành lập Hội Nông nghiệp hữu cơ tỉnh như Khánh Hòa, Bình Thuận, Hòa Bình, Tuyên Quang, Cao Bằng... Xuất hiện các địa phương có quy hoạch đất đai cho phát triển nông nghiệp hữu cơ như Tây Ninh bước đầu 1.500 ha, Sóc Trăng dự kiến 10.000 ha...

Thậm chí, trong xây dựng nông thôn mới đã đưa nông nghiệp hữu cơ là một nội dung trong phát triển nông nghiệp tăng thu nhập, bảo vệ môi trường.

Hiện nay, nông nghiệp hữu cơ đang có nhiều thuận lợi, đó là các chủ trương chính sách của Đảng, Chính phủ tạo điều kiện cho phát triển; Việt Nam tham gia hội nhập sâu rộng với các quốc gia trên thế giới và tham gia nhiều Hiệp định thương mại tự do; thị trường tiêu thụ sản phẩm hữu cơ ở Việt Nam và thế giới vẫn giữ được ổn định, các hệ thống siêu thị, các nhà đầu tư quan tâm đến phát triển hữu cơ một cách bài bản.

Tuy nhiên, nông nghiệp hữu cơ còn gặp nhiều khó khăn sẽ dẫn đến những thách thức cho thị trường nông sản sạch. Ông Mịch cho biết khó khăn đầu tiên phải kể đến là người tiêu dùng trong nước chưa biết nhiều và hiểu nhiều về nông nghiệp hữu cơ và sản phẩm hữu cơ. Do vậy chưa tồn tại, hình thành thị trường tiêu thụ tại chỗ và chưa khuyến khích các nhà sản xuất chuyển đổi từ nông nghiệp thông thường sang nông nghiệp hữu cơ.

Thứ hai là hạ tầng phụ trợ (chứng nhận, xúc tiến thương mại, cơ chế đầu tư, dịch vụ, cung cấp vật tư cho nông nghiệp hữu cơ như phân bón, thức ăn gia súc, thuốc thú y, thuốc trừ sâu...) hầu như chưa có.

Thứ ba, phí chứng nhận sản phẩm hữu cơ của tổ chức quốc tế quá cao, trong khi tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) mới ban hành các tổ chức chứng nhận trong nước chứng nhận theo TCVN đang nhận được sự quan tâm của cả cộng đồng.

nong-san-huu-co-JPG-4818-1537379322.jpg

Rau quả hữu cơ vào siêu thị

Cần quy trình đánh giá

Đại diện Saigon Co.op cho rằng để phát triển thị trường cho nông sản sạch, đơn vị này đã không ngừng nghiên cứu và tham gia vào các chuỗi giá trị. Hiện tại, Saigon Co.op mart hợp tác cùng với nhiều nhà cung cấp chiến lược tiếp thị sản phẩm chất lượng cao.

“Mỗi một cửa hàng chúng tôi đã có nhận diện cho khách hàng những sản phẩm nào sạch và an toàn”, vị đại diện này nói.

Để kiểm soát chặt chẽ hàng hóa thường xuyên được cung cấp vào chuỗi siêu thị, Co.op mart yêu cầu các nhà sản xuất ngoài giấy tờ bảo đảm truy xuất nguồn gốc, siêu thị còn có quy trình test nhanh hàng nhập đầu vào và đồng thời có xe chuyên dụng đến trực tiếp thu mua nguyên liệu đó tại trang trại.

Với quy trình chặt chẽ đó, Saigon Co.op dự định phát triển 70 chuỗi cửa hàng tiện lợi trên địa bàn Hà Nội. Hiện nay, lượng tiêu thụ nông sản sạch mỗi tháng tại Co.opmart Hà Đông là trên 3.000 tấn rau củ, hàng nghìn tấn thịt lợn và 1 triệu quả trứng…

Tuy nhiên, theo số liệu thống kê từ Hiệp hội Các nhà bán lẻ Việt Nam, có đến 85% nông sản tiêu thụ qua các kênh truyền thống là chợ, shop nhỏ lẻ hay là gánh hàng ven đường; chỉ có 15% còn lại là qua kênh hiện đại như siêu thị hay cửa hàng tiện lợi.

Bà Từ Thị Tuyết Nhung - Trưởng Điều phối Hệ thống giám sát và bảo đảm chất lượng, đánh giá người tiêu dùng vẫn lựa chọn sản phẩm ngoài chợ truyền thống, bởi sản xuất chưa có chính sách cụ thể, thị trường vẫn còn đang “nghi ngại” do quy trình đánh giá, quá trình tiêu thụ sản phẩm còn nhiều khó khăn.

“Đây là những vấn đề cốt lõi trong việc phát triển thị trường cho nông sản sạch nói chung và nông sản hữu cơ nói riêng. Nếu không khắc phục căn bản vấn đề này, nông sản sạch khó tiến xa được”, bà Nhung nhấn mạnh.

Minh Trang/thoibaokinhdoanh.vn/

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập786
  • Thành viên online1
  • Máy chủ tìm kiếm7
  • Khách viếng thăm778
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại782,680
  • Tổng lượt truy cập93,160,344
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây