Học tập đạo đức HCM

Bắc Kạn: Kinh tế hợp tác - Luồng sinh khí mới

Thứ năm - 20/09/2018 05:20
Mô hình HTX kiểu mới được ví như làn gió mang đến luồng sinh khí dồi dào, thúc đẩy phát triển kinh tế hợp tác (KTHT). Các mô hình HTX mới đã thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững theo hướng sản xuất hàng hóa, đồng thời cũng góp phần hoàn thành Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.

Từ khi Luật HTX 2012 ra đời, số lượng HTX nông lâm nghiệp và tổ hợp tác (THT) trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn có xu hướng tăng nhanh. Hoạt động của các HTX thoát hẳn cái bóng u ám của mô hình thời bao cấp.

Thực hiện Luật HTX 2012, tỉnh Bắc Kạn đã ban hành Chương trình hành động và các kế hoạch, Nghị quyết, Đề án xây dựng HTX kiểu mới trên địa bàn tỉnh. Nhờ đó, các mô hình HTX kiểu mới ngày càng phát triển nhanh, mạnh và hiệu quả.

Thành bại... tại tư duy

Một số HTX kiểu mới của tỉnh đã và đang gây dấu ấn mới mẻ trong hoạt động sản xuất kinh doanh, phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm thông qua việc đăng ký nhãn hiệu và quảng bá thương hiệu sản phẩm hàng hóa, đưa ra thị trường được người tiêu dùng chấp nhận, nâng cao thu nhập của thành viên.

Tiêu biểu như: HTX thanh niên Như Cố, HTX thanh niên 26/3 (Chợ Mới); HTX Sang Hà, HTX chè Mỹ Phương (Ba Bể); HTX nông nghiệp Trần Phú (Na Rì); HTX rượu chuối Tân Dân (Tp. Bắc Kạn)...

Anh Nguyễn Đình Tân - Phó Giám đốc HTX rượu chuối Tân Dân, chia sẻ: “Bắc Kạn có nhiều nông sản đặc trưng có tiềm năng lợi thế như: Chuối, cam, quýt, dong riềng, hồng không hạt, gạo... Qua tìm hiểu, nghiên cứu thị trường, chúng tôi đang từng bước đưa quả chuối Bắc Kạn phát triển thành nông sản hàng hóa mang giá trị kinh tế cao cho địa phương”.

HTX rượu chuối Tân Dân là đơn vị đầu tiên cam kết bao tiêu nông sản chuối tây cho nông dân các xã ở huyện Bạch Thông và Tp.Bắc Kạn. Ngoài cung cấp ở thị trường Bắc Kạn, HTX đã ký hợp đồng cung cấp sản phẩm cho một số siêu thị lớn tại Hà Nội như: BigC, Aeon, FiviMart, HaproMart và hướng tới xuất khẩu trong tương lai.

Giám đốc HTX nông nghiệp Trần Phú Phan Văn Tuân tâm sự: “Định hướng của HTX là phát triển theo hướng chuỗi sản phẩm nông nghiệp hữu cơ, kết hợp mô hình chăn nuôi và trồng trọt. Các thành viên HTX được tiếp cận kiến thức KH-KT, áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn để bảo đảm các tiêu chí về môi trường và chất lượng sản phẩm.

kinh-te-hop-tac-3835-1537379117.jpg

Mô hình trồng rau sạch trong nhà lưới của HTX Như Cố

Lời giải bài toán khó

Số lượng HTX, THT trên địa bàn tỉnh tăng nhanh, nhưng có thể thấy hoạt động của các HTX mới thành lập chưa cao, chưa rõ nét. Theo thống kê, toàn tỉnh có 99 HTX nông nghiệp và 76 THT hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Tổng số thành viên HTX trên 900 người; số HTX hoạt động khá thu nhập đạt hiệu quả chỉ chiếm khoảng 30% trong tổng số HTX hiện có.

Theo Liên minh HTX tỉnh, năng lực nội tại của phần lớn các HTX nông nghiệp yếu kém, thiếu các hình thức liên doanh, liên kết trong khu vực HTX, HTX với các tổ chức DN. Việc ứng dụng các tiến bộ KH-KT và liên kết “4 nhà” (Nhà nước - nhà nông - nhà khoa học - DN) còn lỏng lẻo, dẫn đến năng suất lao động thấp, thiếu sản phẩm có thương hiệu và số lượng ổn định đáp ứng thị trường. Đây là nút thắt cần tháo gỡ để kinh tế nông lâm nghiệp của tỉnh phát triển một cách bền vững.

Trao đổi về lợi ích của việc liên kết trong sản xuất, ông Trần Ngọc Quang - Phó Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh, khẳng định: “Các hộ nông dân muốn sản xuất hàng hóa thì phải tập trung lại, liên kết lại để sản xuất những sản phẩm hàng hóa có đủ số lượng đáp ứng thị trường.

Nhờ liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản giữa DN - HTX - hộ nông dân, việc tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp khá thuận lợi, đem lại giá trị kinh tế cao, khuyến khích được thành viên HTX và nông dân tích cực tham gia sản xuất.

Đồng thời, khi liên kết lại các hộ nông dân sẽ dễ dàng tiếp cận những chính sách ưu đãi hỗ trợ và chuyển giao ứng dụng KH-KT, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất.

Lê Trang
thoibaokinhdoanh.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập342
  • Hôm nay58,255
  • Tháng hiện tại888,982
  • Tổng lượt truy cập92,062,711
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây