Học tập đạo đức HCM

Bước chuyển một làng quê

Thứ sáu - 03/10/2014 04:14
Về Vạn Đồn hôm nay mọi người đều có chung một cảm nhận là làng quê đang chuyển mình đổi mới. Vạn Đồn thuộc xã Thụy Hồng (Thái Thụy) hiện có 682 hộ và 2.540 nhân khẩu. Mấy năm gần đây, mọi hoạt động của thôn đã có bước chuyển rõ rệt.
Làng quê Thụy Hồng (Thái Thụy) từng ngày đổi mới. Ảnh: Trịnh Cường

Đầu  tiên phải nói đến sự chuyển biến trong Đảng. Việc sinh hoạt chi bộ đã dần đi vào nền nếp, cứ đến ngày 3 hàng tháng là các đảng viên trong chi bộ tập trung về sinh hoạt. Nội dung sinh hoạt cũng từng bước được đổi mới. Sự đấu tranh phê bình luôn thẳng thắn, nghiêm túc, cởi mở, chân tình, không mang tính mạt sát cá nhân. Tính chiến đấu trong Đảng được phát huy rõ nét, các đồng chí đảng viên lớn tuổi có nhiều kinh nghiệm luôn nêu cao sự gương mẫu, các đồng chí đảng viên trẻ thì hăng hái nhiệt tình hoạt động. Đây là nhân tố, là động lực thúc đẩy mọi hoạt động của thôn phát triển. Chi bộ luôn định hướng “lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm, xây dựng Đảng làm then chốt”.

Với đặc thù của xã là mỗi thôn một hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp. Do vậy chi bộ đã xây dựng nghị quyết lãnh đạo ban quản trị hợp tác xã xây dựng đề án sản xuất từng mùa vụ một cách hợp lý phù hợp với điều kiện canh tác của địa phương. Năm 2011 thôn hoàn thành dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp, bình quân mỗi hộ chỉ còn 1,74 thửa, nhiều hộ chỉ còn một thửa thuận tiện cho việc đầu tư sản xuất. Diện tích cấy lúa năng suất thấp được chuyển đổi đào ao thả cá kết hợp trồng trọt chăn nuôi tổng hợp.

Các gia trại được hình thành đi vào sản xuất từng bước đem lại hiệu quả kinh tế cao, điển hình như gia trại của gia đình ông Bùi Sỹ Tiến cho thu nhập mỗi năm hàng trăm triệu đồng. Hiện trong thôn có 3 máy cày lớn, 26 máy cày nhỏ, 1 máy gặt đập liên hoàn, 14 máy tuốt lúa, 10 máy xay xát, 6 xe ô tô vận tải, 2 máy trộn bê tông. Trong thôn có gần 100 lao động chuyên làm nghề xây dựng, gần 150 lao động đi làm ở các công ty trong và ngoài xã. Tại thôn có cơ sở may của chị Nguyễn Thị Hạnh thường xuyên có trên 30 công nhân làm việc với mức thu nhập từ 2,5 – 4,5 triệu đồng/người/tháng và cơ sở may của chị Hoàng Thị Nga có 6 lao động may hàng gia công cho Quân đội.

Đặc biệt, anh Bùi Văn Trường người con của quê sau nhiều năm đi làm ăn xa đã trở về thành lập Công ty may xuất khẩu Tân Phong, giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động trong thôn và các thôn xung quanh. Thôn có 7 cơ sở làm mộc thu hút gần 30 lao động có việc làm thường xuyên, có 6 cơ  sở sửa chữa xe máy, xe đạp; 11 cơ sở gò hàn. Trên địa bàn của thôn có 1 chợ truyền thống mỗi tháng họp 6 phiên. Các hoạt động dịch vụ thương mại diễn ra nhộn nhịp. Ngoài ra, trong thôn còn có 3 xe ô tô du lịch phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân.

Đường giao thông nông thôn xã Thụy Hồng (Thái Thụy) được đầu tư xây dựng theo tiêu chí nông thôn mới. Ảnh: Trịnh Cường

Kinh tế phát triển, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện cả về vật chất lẫn tinh thần. Thôn tổ chức và duy trì hoạt động của đội văn nghệ phục vụ tốt trong các dịp lễ, tết, hội họp, giao lưu. Đội bóng chuyền của xã chủ yếu là các vận động viên của thôn tham gia thi đấu trong dịp lễ, tết và các giải phong trào của huyện đạt thứ hạng cao. Năm 2013, có 546 hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa, bằng 81,6% tổng số hộ, thôn được công nhận là thôn văn hóa cấp xã. Tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 3%. Phong trào khuyến học, khuyến tài được các dòng họ duy trì và phát triển, năm 2013 họ Nguyễn Duy được huyện khen về phong trào khuyến học. Thôn có 2 tổ thu gom rác hoạt động khá tốt.

Các thiết chế văn hóa của làng được củng cố và phát huy. Thôn có một ngôi đình được xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia, 2 ngôi chùa và 1 nhà thờ xứ đều được trùng tu nâng cấp khang trang bề thế bằng nguồn kinh phí đóng góp của nhân dân, của bà con anh em xa quê và quý khách thập phương. Các tiết lệ được duy trì bảo đảm trang trọng vui vẻ, an toàn và tiết kiệm. Hoạt động tín ngưỡng tôn giáo bảo đảm đúng quy  định của pháp luật, phát huy được giá trị văn hóa tinh thần của cộng đồng dân cư, đem lại niềm vui và phấn khởi cho nhân dân.

Các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và quy định của địa phương được nhân dân chấp hành tốt, không có trọng án xảy ra trong thôn, chỉ sau 3 ngày thu nộp sản phẩm đã có gần 80% số hộ giao nộp. Hoạt động của các tổ chức chính trị được duy trì thường xuyên đem lại hiệu quả cao. Việc thực hiện Quyết định 19 của UBND tỉnh về hỗ trợ xi măng xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn mới được cán bộ và nhân dân trong thôn bàn bạc thống nhất, tiếp nhận 1.330 tấn xi măng. Đến nay hệ thống đường giao thông nội đồng và giao thông thôn xóm đã cơ bản được bê tông hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân đi lại và sản xuất. Diện mạo làng quê Vạn Đồn đang chuyển mình khởi sắc.

Ngắm Vạn Đồn hôm nay, nhìn lại Vạn Đồn hôm qua, ta hình dung ra bức tranh toàn cảnh của Vạn Đồn trong tương lai sẽ khang trang đẹp đẽ. Đó là niềm tự hào và mơ ước mà mỗi người dân Vạn Đồn đang nỗ lực phấn đấu, đóng góp tích cực hơn, để Vạn Đồn nói riêng và Thụy Hồng nói chung sớm đạt các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, đưa Thụy Hồng vững bước đi lên.

Nguyễn Duy Tuấn
(Thụy Hồng, Thái Thụy)
Nguồn: baothaibinh.com.vn


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập186
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại873,885
  • Tổng lượt truy cập92,047,614
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây