Học tập đạo đức HCM

Cán bộ làm gương để nhân rộng mô hình kinh tế

Chủ nhật - 02/11/2014 07:12

Mấy năm gần đây, huyện Bá Thước (Thanh Hóa) thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế, góp phần giúp bà con xóa đói, giảm nghèo vươn lên làm giàu. Ðáng chú ý, những mô hình kinh tế ở Bá Thước đều lấy hội cựu chiến binh, hội phụ nữ làm nòng cốt; đề cao trách nhiệm cán bộ, đảng viên, thực hành nói đi đôi với làm; sử dụng hiệu quả nguồn vốn quốc gia hỗ trợ phát triển sản xuất. 

Cựu chiến binh Nguyễn Ðại Hải chọn thôn Trúc, xã Ðiền Trung và nhận 3,5 ha đất lâm nghiệp để xây dựng mô hình vườn-ao-chuồng (VAC). Ông quyết tâm cải tạo vườn tạp, rồi trồng gần chục loại giống cây ăn quả nhưng thu nhập chưa đạt như mong muốn. Ông về huyện Thạch Thất (Hà Nội), huyện Thạch Thành (Thanh Hóa) tìm hiểu mô hình trồng cây thanh long ruột đỏ. Nhờ nhanh chóng tiếp thu kinh nghiệm, chịu khó học hỏi qua sách, báo, in-tơ-nét để nắm vững quy trình, kỹ thuật trồng, ông Hải mạnh dạn mua giống, đúc cột, tổ chức trồng 250 cây thanh long trên đất vườn nhà. Cây với đất không phụ công người, mỗi năm thanh long cho tám lứa quả. Năm nay, mới thu hoạch sáu lứa, đã đạt thu nhập 30 triệu đồng tiền bán quả và cây giống. Ông tiếp tục đổ cọc, nhân giống trồng thêm 80 gốc thanh long ruột đỏ. Theo đó, mỗi năm mô hình kinh tế này cho lợi nhuận khoảng 150 triệu đồng. Không chỉ sản xuất giỏi, ông còn hướng dẫn kỹ thuật, trợ giúp cây, con giống cho bà con trong thôn và các cựu chiến binh sản xuất, phát triển kinh tế hộ. Hiện tổ hợp trồng thanh long ruột đỏ ở Bá Thước tập hợp được 13 cựu chiến binh là chủ hộ tham gia. Chỉ trong hơn một năm, thôn Trúc có thêm 11 hộ thoát nghèo.

Trưởng thôn Ðiền Thái (xã Ðiền Trung) Nguyễn Văn Lương cho biết: Người dân mang theo tên xã từ huyện Hoằng Hóa lên đây xây dựng vùng kinh tế mới, năng động chuyển dịch cơ cấu cây trồng, phát triển kinh tế hàng hóa. Không có công trình thủy lợi, mỗi gia đình đầu tư hàng chục triệu đồng tự khoan giếng lấy nước sinh hoạt, phục vụ sản xuất. Sắn, khoai, cao lương, kê, đậu tương từng được trồng trên đồng đất Ðiền Thái, nhưng gần mười năm trở lại đây, bà con đã chuyển sang trồng mía đen, mía ép lấy nước uống cho thu nhập trung bình hơn 300 triệu đồng/ha. Nông dân còn trồng xen một vụ cà trên đất mía, đẩy mạnh sản xuất vụ đông cho nên hệ số sử dụng ruộng đất đạt 2,5 lần/năm. Năm nay, dự kiến thu nhập bình quân đầu người ở Ðiền Thái đạt 18 triệu đồng. Ngoài ra, khuyến nông viên hướng dẫn nông hộ sau ba năm trồng mía thì trồng cây họ đậu thay thế nhằm cải tạo, tăng độ phì cho đất. Bí thư Ðảng ủy xã Ðiền Trung Cao Xuân Hòa cho biết: Hiện toàn xã có 95 ha mía cho thu nhập bình quân 240 triệu đồng/ha/năm; các mô hình chăn nuôi gia trại, thâm canh các loại cây trồng phát triển đa dạng trong nông hộ.

Cùng với sự năng động, sáng tạo của mỗi cấp ủy, chính quyền, sự chủ động, nỗ lực vươn lên của mỗi gia đình, cá nhân, huyện Bá Thước đã lồng ghép, bố trí tập trung các hợp phần thực hiện Nghị quyết 30a và Chương trình 135, hỗ trợ sản xuất, phát triển ngành nghề nông thôn theo chương trình xây dựng nông thôn mới, tạo động lực phát triển đa dạng các mô hình sản xuất. Cây dược liệu Giảo Cổ Lam được hỗ trợ phát triển ở xã Thành Sơn, trong Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông; mô hình nuôi lợn nái được phát triển ở 50 hộ xã Ðiền Lư; giống vịt Cổ Lũng được bảo tồn, phát triển ở 30 hộ trong xã Lũng Niêm, Cổ Lũng; sử dụng phân viên nén dúi sâu cho lúa ở ba xã: Ðiền Lư, Ban Công, Lũng Niêm đem lại hiệu quả kinh tế cho bà con.

Toàn huyện có hơn 5.800 hộ, được hỗ trợ hơn 31 tỷ đồng mua hơn 3.500 con trâu, bò sinh sản; 13.489 hộ được hỗ trợ 21,8 tỷ đồng mua giống lúa lai, ngô lai, phân bón, thâm canh tăng năng suất cây trồng. Theo đó các mô hình cấy lúa tiến bộ SRI, sử dụng phân bón Lam Sơn, phân viên dúi sâu cho lúa, trồng sắn giống KM94, KM98, thâm canh mía, trồng cây khoai mán, chuối tiêu hồng... được nhân rộng. Bên cạnh các con nuôi truyền thống như nuôi bò sinh sản, lợn nái Móng Cái, giống vịt bản địa thì nghề nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện Bá Thước 2, nuôi gà thả vườn, cá rô đầu vuông được nhân rộng; chương trình cải tạo, nâng cao tầm vóc đàn trâu, bò đạt kết quả bước đầu. Trồng rừng đa loài, rừng thâm canh, cải tạo vườn tạp hay mô hình canh tác trên đất dốc, cơ giới hóa khâu chăm sóc mía được áp dụng, triển khai ở các xã trong huyện.

Trên con đường xóa đói, giảm nghèo ở huyện Bá Thước còn có sự tham gia tích cực của các doanh nghiệp. Trưởng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Hà Tự Nhiên cho biết, thời gian gần đây, hoạt động xuất khẩu lao động được đẩy mạnh. Riêng hơn 110 lao động đang làm việc ở Ma-lai-xi-a đạt thu nhập từ bảy đến mười triệu đồng/người/tháng. Từ chỗ đi làm ăn xa theo phân công lao động tự nhiên, chuyển dịch cơ cấu lao động, phân công lao động xã hội ở Bá Thước dần vận hành theo định hướng.

Chủ tịch UBND huyện Bá Thước Nguyễn Văn Quy khẳng định, với sự sáng tạo, quyết liệt trong lãnh đạo, điều hành, khơi dậy tinh thần chủ động vượt khó, thi đua lao động sản xuất trong nhân dân, nhiều năm qua huyện luôn đạt nhịp độ tăng trưởng hai chữ số. Hiện 33% số lao động đã qua đào tạo; 80% số lao động có việc làm; thu nhập bình quân đầu người đạt 11,5 triệu đồng/năm. Năm 2009, toàn huyện còn 64% số hộ nghèo thì tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 23,61% năm 2013. Huyện Bá Thước bảo đảm duy trì nhịp độ 5% số hộ thoát nghèo/năm, hạ tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện xuống dưới 20% cuối năm nay.

Bài và ảnh: Mai Luận
Theo: nhandan.com.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập212
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm211
  • Hôm nay40,149
  • Tháng hiện tại181,976
  • Tổng lượt truy cập90,245,369
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây