Học tập đạo đức HCM

Hoàn thiện lưới điện nông thôn: Kỳ tích Quảng Ninh

Thứ bảy - 03/01/2015 00:38

Điện phải đi trước một bước

Tìm hiểu từ Điện lực Quảng Ninh chúng tôi được biết, trước năm 1975, lưới điện của Quảng Ninh mới chỉ vỏn vẹn có gần 50km đường dây 35kV, 21km đường dây 3kV và gần 100km đường dây hạ thế chủ yếu phục vụ khu mỏ Hồng Gai, Cẩm Phả. Nhiều khu vực vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo nằm trong tình trạng không có điện lưới quốc gia. Hai mươi năm sau cả tỉnh cũng mới chỉ có 82/143 xã, thị trấn có điện với 74,9% số hộ sử dụng điện lưới quốc gia. Đáng nói là công suất điện lúc đó cũng chỉ đáp ứng được một phần cho sản xuất và nhu cầu sinh hoạt của người dân nên đã gây ra không ít bất cập. Doanh nghiệp sản xuất cầm chừng, người dân thì phải sinh hoạt dưới những bóng đèn dầu tù mù, nhiều mảnh ruộng cằn khô vì không được bơm nước, trẻ em thắp nến để học…

Nghiệm thu kỹ thuật các vị trí cột thép thuộc công trình đường dây 22kV và trạm biến áp cấp điện cho xã Bản Sen, huyện Vân Đồn.
Nghiệm thu kỹ thuật các vị trí cột thép thuộc công trình đường dây 22kV và trạm biến áp cấp điện cho xã Bản Sen, huyện Vân Đồn.

Trước tầm quan trọng của việc phát triển lưới điện nông thôn trong chương trình cơ khí hoá, hiện đại hoá công nghiệp và phát triển nông nghiệp nông thôn, đặc biệt là đảm bảo an sinh xã hội, trong vòng 15 năm trở lại đây, Quảng Ninh đã huy động mọi nguồn lực nhằm đưa “điện đi trước một bước”. Mục đích để tạo nền tảng cho các hoạt động KT-XH các xã vùng sâu, vùng xa, vùng hải đảo phát triển. Trên tinh thần đó, đã có hàng trăm dự án, công trình cấp điện đến các xã vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo được tỉnh và ngành Điện chung tay thực hiện. Những xã trên đất liền được đầu tư xây mới trạm biến áp, đường dây trung, hạ thế. Còn các xã đảo như Cái Chiên, Cô Tô, Vân Đồn được sử dụng điện diezel và pin năng lượng mặt trời. Đến năm 2004, Quảng Ninh đạt 100% số xã có điện.

Những dự án “thần tốc”

Không dừng lại ở kết quả này, công tác đầu tư xây dựng hệ thống lưới điện nông thôn của Quảng Ninh tiếp tục được nâng cao bằng việc tỉnh “chung tay” cùng ngành Điện để đầu tư vào các khu vực có số hộ tập trung từ 20 hộ trở lên tại các thôn, khe, bản vùng sâu, vùng xa.

Theo đó, tháng 10-2011, Dự án đầu tư xây dựng lưới điện nông thôn (giai đoạn 1 và 2) chính thức được khởi công. Dự án có quy mô đầu tư gồm 267,4km đường dây trung áp, 179 trạm biến áp/tổng dung lượng 11.479kVA, 426,6km đường dây hạ áp cấp điện cho 9.402 hộ tiêu thụ điện thuộc 182 thôn, khe bản. Tổng mức đầu tư của toàn dự án là trên 372 tỷ đồng. Trong đó ngành điện đầu tư 222,4 tỷ đồng, ngân sách tỉnh đầu tư 150,3 tỷ đồng và hỗ trợ kinh phí vay vốn đầu tư cho ngành điện trong vòng 5 năm. Tháng 6-2013, dự án chính thức hoàn thành, tại các bản, làng có lưới điện quốc gia, qua đó, nâng tỷ lệ số hộ gia đình được sử dụng điện ở khu vực nông thôn đạt tỷ lệ trên 98% và trở thành tỉnh đầu tiên trong cả nước mang điện lưới đến tất cả các thôn, khe, bản. Hơn 12.000 hộ dân được hưởng lợi từ dự án đã sử dụng điện lưới để phát triển kinh tế gia đình như: Mở cơ sở sản xuất cơ khí, chế biến nông sản, cửa hàng điện tử, điện lạnh... Không những thế, điện lưới quốc gia còn giúp bà con nông dân có điều kiện phát huy tiềm năng đất đai trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp.

Nhằm góp phần bảo vệ quốc phòng, an ninh vùng biển Đông Bắc của Tổ quốc, tháng 11-2012, Quảng Ninh đã tiếp tục triển khai Dự án đưa điện lưới quốc gia ra huyện đảo Cô Tô. Với tổng mức đầu tư hơn 1.100 tỷ đồng, công trình là dự án đầu tiên trong cả nước được thi công với công nghệ chôn ngầm cáp 22kV dưới đáy biển và rải dây điện 110kV trên không bằng khinh khí cầu. Đây cũng là một trong những dự án được Thủ tướng Chính phủ cho phép áp dụng chỉ định thầu và có nguồn huy động xã hội hoá lớn nhất từ trước tới nay (212 tỷ đồng). Sau 350 ngày đêm khẩn trương thi công với tinh thần “thần tốc, táo bạo, sáng tạo”, dòng điện lưới quốc gia đã vươn ra huyện đảo Cô Tô, huyện đảo tiền tiêu của Tổ quốc (cách đất liền hơn 60km), nơi duy nhất Bác Hồ đã cho dựng tượng của Người khi còn sống trong lần ra thăm đảo vào năm 1961. Việc hoàn thành 2 dự án trọng điểm trên đã nâng tỷ lệ số hộ có điện lưới quốc gia của Quảng Ninh lên 99,45%, tăng 5,15% so với năm 2010 và chỉ đứng sau TP Hồ Chí Minh. Qua đó đã góp phần quan trọng trong việc giúp các xã cơ bản đạt tiêu chí về điện nông thôn (tiêu chí 4) theo Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Nối tiếp những thành công trên, tháng 4-2014, Quảng Ninh tiếp tục triển khai Dự án đưa điện lưới ra các xã đảo huyện Vân Đồn với tổng số vốn 312 tỷ đồng. Chỉ còn không ít ngày nữa, dòng điện quốc gia sẽ toả sáng lung linh trên 5 xã đảo (Thắng Lợi, Minh Châu, Ngọc Vừng, Quan Lạn, Bản Sen).

Theo: baoquangninh.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập149
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm148
  • Hôm nay40,149
  • Tháng hiện tại181,896
  • Tổng lượt truy cập90,245,289
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây