Về đối tượng thụ hưởng, Thông tư 23/2016/TT-BLĐTBXH quy định người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động và trợ cấp hàng tháng gồm:
Cán bộ, công chức, công nhân, viên chức và người lao động, quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu đang hưởng lương hưu hằng tháng. Các đối tượng này bắt đầu hưởng lương hưu, trợ cấp hằng tháng trong thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2015 đến trước ngày 01 tháng 5 năm 2016.
Cán bộ xã, phường, thị trấn; người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hằng tháng theo quy định của pháp luật; công nhân cao su đang hưởng trợ cấp hằng tháng. Các đối tượng này đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp hằng tháng trước ngày 1/1/ 2016 và người bắt đầu hưởng lương hưu, trợ cấp hằng tháng trong giai đoạn từ ngày 1/1/2016 – 31/12 /2016 có mức lương hưu, trợ cấp dưới 2.000.000 đồng/tháng.
Ngoài ra, giáo viên mầm non có thời gian làm việc trong cơ sở giáo dục mầm non trước ngày 1/1/1995 có mức lương hưu thấp hơn mức lương cơ sở.
Về điều chỉnh mức hưởng đối với người bắt đầu hưởng lương hưu, trợ cấp hằng tháng trong thời gian từ ngày 1/1/2015 đến trước ngày 1/5 /2016.
Tăng thêm 8% mức lương hưu, trợ cấp hằng tháng đối với cán bộ, công chức, công nhân, viên chức và người lao động, quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu đang hưởng lương hưu hằng tháng. Các đối tượng này bắt đầu hưởng lương hưu, trợ cấp hằng tháng trong thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2015 đến trước ngày 01 tháng 5 năm 2016.
Thời điểm điều chỉnh tính từ tháng bắt đầu hưởng lương hưu, trợ cấp hằng tháng.
Ví dụ: Ông A, bắt đầu hưởng lương hưu từ ngày 1/1/2015 với mức lương hưu tại thời điểm tháng 1/2015 là 5.200.000 đồng/tháng.
Mức lương hưu mới của ông A sau khi điều chỉnh là: 5.200.000 đồng/tháng x 1,08 = 5.616.000 đồng/tháng. Thời điểm hưởng mức lương mới nêu trên của ông A được tính từ tháng 01/2015.
Về điều chỉnh mức hưởng đối với người có mức lương hưu, trợ cấp dưới 2.000.000 đồng/tháng
Các đối tượng gồm cán bộ xã, phường, thị trấn; người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hằng tháng theo quy định của pháp luật; công nhân cao su đang hưởng trợ cấp hằng tháng. Các đối tượng này đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp hằng tháng trước ngày 1/1/ 2016 và người bắt đầu hưởng lương hưu, trợ cấp hằng tháng trong giai đoạn từ ngày 1/1/2016 - 31/12 /2016 có mức lương hưu, trợ cấp dưới 2.000.000 đồng/tháng.
Đối với người có mức lương hưu từ 1.750.000 đồng/tháng trở xuống, được tăng thêm 250.000 đồng/tháng.
Đối với người có mức lương hưu từ trên 1.750.000 đồng/tháng đến dưới 2.000.000 đồng/tháng, Mức lương hưu sau điều chỉnh đạt 2.000.000 đồng/tháng
Đối với người có mức trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp hằng tháng từ 1.850.000 đồng/tháng trở xuống, được tăng thêm 150.000 đồng/tháng.
Đối với người có mức trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp hằng tháng từ trên 1.850.000 đồng/tháng đến dưới 2.000.000 đồng/tháng, Mức trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp hằng tháng sau điều chỉnh 2.000.000 đồng/tháng.
Thời điều chỉnh tính từ tháng 1/2016 đối với người đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp hằng tháng trước ngày 1/1/2016 và tính từ tháng bắt đầu hưởng lương hưu, trợ cấp hằng tháng đối với người bắt đầu hưởng trong giai đoạn từ ngày 1/1/2016 đến ngày 31/12/2016.
Ví dụ: Ông C, bắt đầu hưởng lương hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 với mức lương hưu tại thời Điểm tháng 01/2016 là 1.600.000 đồng/tháng.
Ông C thuộc đối tượng điều chỉnh tăng 8%, mức lương hưu của ông C sau khi điều chỉnh tăng 8% là: 1.600.000 đồng/tháng x 1,08 = 1.728.000 đồng/tháng. Do mức lương hưu của ông C thấp hơn 1.750.000 đồng/tháng, nên ông C thuộc đối tượng được tiếp tục điều chỉnh tăng thêm 250.000 đồng/tháng.
Mức lương hưu của ông C sau khi điều chỉnh là: 1.728.000 đồng/tháng + 250.000 đồng/tháng = 1.978.000 đồng/tháng. Thời điểm hưởng mức lương nêu trên của ông C được tính từ tháng 01/2016.
Ví dụ: Bà D, hưởng trợ cấp mất sức lao động hằng tháng với mức hưởng tại thời Điểm tháng 12/2015 là 1.860.000 đồng. Do mức trợ cấp mất sức lao động của bà D nằm trong Khoảng từ trên 1.850.000 đồng/tháng đến dưới 2.000.000 đồng/tháng, nên bà D thuộc đối tượng chỉnh mức trợ cấp theo quy định tại Thông tư này. Mức trợ cấp mất sức lao động của bà D sau khi điều chỉnh là 2.000.000 đồng/tháng. Thời điểm hưởng từ tháng 01/2016.
Về điều chỉnh mức hưởng đối với giáo viên mầm non có mức lương hưu thấp hơn mức lương cơ sở.
Thông tư 23/2016/TT-BLĐTBXH quy định, giáo viên mầm non thuộc đối tượng có thời gian làm việc trong cơ sở giáo dục mầm non trước ngày 1/1/1995 và đang hưởng lương hưu trước ngày 1/1/2016 hoặc bắt đầu hưởng lương hưu trong giai đoạn từ ngày 1/1/2016 đến ngày 31/12/2016, nếu:
Mức lương hưu sau khi đã được điều chỉnh theo quy định Thông tư này mà thấp hơn 1.150.000 đồng thì được điều chỉnh bằng 1.150.000 đồng/tháng áp dụng cho khoảng thời gian từ ngày 1/1/2016 đến ngày 30/4/2016;
Mức lương hưu thấp hơn 1.210.000 đồng thì được điều chỉnh bằng 1.210.000 đồng/tháng áp dụng cho Khoảng thời gian từ ngày 1/5 /2016 trở đi.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;