Học tập đạo đức HCM

Ngư dân có thêm chỗ dựa

Thứ hai - 07/01/2013 23:04
Dự án Hệ thống quan sát tàu cá, vùng đánh bắt và nguồn lợi thủy sản bằng công nghệ vệ tinh - Movimar đang được triển khai tại 28 tỉnh, thành ven biển. Theo đó, tàu thuyền đánh bắt xa bờ sẽ được trang bị thêm thiết bị sử dụng công nghệ vệ tinh.

Công nghệ, kỹ thuật mới

Năm 2009, Chính phủ Pháp ký nghị định tài trợ Việt Nam 13,9 triệu Euro cho dự án Movimar, thực hiện từ năm 2010 - 2014. Hệ thống định vị vệ tinh gồm 2 thành phần chính: thiết bị vệ tinh lắp đặt trên tàu và hệ thống giám sát trên bờ. Thiết bị vệ tinh trên tàu có chức năng truyền tự động tọa độ và thời gian từ tàu về trung tâm giám sát liên tục 2 giờ/lần. Dữ liệu này giúp trung tâm nắm được tốc độ và hướng đi của tàu cá; hỗ trợ tàu trong trường hợp khẩn cấp; giúp khai thác hiệu quả hơn.

Thiết bị Movimar ưu tiên lắp đặt cho các tàu cá có công suất 90CV trở lên - Ảnh: Phan Thanh Cường

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám cho biết: Dự án Movimar với thiết bị công nghệ hiện đại, có thể quan sát tàu cá, chụp ảnh viễn thám khí tượng, hải dương học; từ đó đưa ra các bản tin dự báo thời tiết, ngư trường, giúp ngư dân tiết kiệm chi phí, nhất là nhiên liệu, để đánh bắt hiệu quả hơn và giảm thiểu rủi ro. Thứ trưởng lưu ý, đây là dự án mới, có nhiều cái khó, công nghệ cao nên chúng ta phải đào tạo cán bộ đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật mới vận hành được. Mặt khác, việc triển khai lắp đặt cho tàu cá, hướng dẫn kỹ thuật cho ngư dân còn nhiều khó khăn, nên chúng ta phải liên kết chặt chẽ với nhà thầu để tập huấn, đào tạo ngư dân và các đầu mối giúp người sử dụng nắm chắc kỹ thuật, vận hành.

 

Ngư dân được lợi nhất

Về việc Dự án có thể phủ hết số lượng tàu cá trên biển Việt Nam hay không, Thứ trưởng Vũ Văn Tám cho biết: Trước mắt, sẽ trang bị đủ thiết bị kết nối vệ tinh cho 3.000 tàu cá khai thác hải sản xa bờ ở 28 tỉnh, thành phố ven biển. Chưa phủ hết tàu cá của chúng ta, nhưng sẽ lắp thiết bị cho các tổ đội để có thể nắm chắc toàn bộ số lượng tàu cá Việt Nam đang hoạt động trên biển. Nghĩa là trong 3.000 tàu được gắn thiết bị vệ tinh đó sẽ ưu tiên các tàu 90 CV trở lên; mỗi tàu sẽ là tổ đội trưởng cho 5 - 10 tàu khác chưa được gắn thiết bị. Với 3.000 tàu đó sẽ cung cấp đủ thông tin cho hàng ngàn tàu cá khác hiện có của ta khi ra khơi.

Trước đây, các bản tin ngư trường chỉ trên cơ sở thống kê nghề cá, chưa dựa vào khoa học về hải dương học, ảnh viễn thám, nên độ chính xác không cao. Với Dự án này, qua công nghệ xử lý ảnh viễn thám hải dương học, hy vọng dự báo ngư trường sẽ tốt hơn. Năm 2013, dự kiến thành lập Trung tâm dự báo ngư trường, thuộc Viện Nghiên cứu Hải sản.

Đại diện Ban Quản lý các dự án nông nghiệp (chủ đầu tư Dự án) khẳng định: Dự án nhằm góp phần hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý nghề cá trên biển hiện đại, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá ngành thủy sản; quản lý, giám sát hoạt động khai thác hải sản hiệu quả, an toàn, góp phần đảm bảo trật tự, an ninh và bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển.

Công ty Collecte Localisation Sattlites SA (Pháp) là đối tác thực hiện Dự án. Tổng giám đốc Công ty, ông Christophe Vassal cho biết: Việc xây dựng và vận hành hệ thống cơ sở dữ liệu hải dương học nghề cá sẽ phục vụ dự báo ngư trường khai thác hải sản; hỗ trợ, cải thiện chất lượng dự báo khí tượng hải văn, nhất là dự báo bão, áp thấp nhiệt đới, các hiện tượng thời tiết bất thường khác xảy ra trên biển.

Bộ NN&PTNT dự kiến: Sau năm 2014, khi Dự án kết thúc, phải có kinh phí hỗ trợ ngư dân trả tiền thuê bao. Thực tế, muốn tiếp tục triển khai dự án này cũng như dùng điện thoại di động, người dùng phải trả tiền thuê bao, thuê bao không chỉ cho ngư dân mà cho cả Viện Nghiên cứu Hải sản để sau này Trung tâm dự báo ngư trường sẽ có thông tin cập nhật từ vệ tinh thông qua công nghệ viễn thám, hải dương học để dự báo chính xác hơn.

>> Sở NN&PTNT Kiên Giang (tỉnh có nhiều nhất số tàu được hỗ trợ lắp đặt thiết bị vệ tinh) cho biết, các ngành chức năng tỉnh này đã rà soát để triển khai thông tin liên quan Dự án tới ngư dân đủ điều kiện; trong năm 2013, 400 tàu trong tỉnh sẽ sử dụng thiết bị này.

Dương Thảo

Thủy sản Việt Nam


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập345
  • Máy chủ tìm kiếm9
  • Khách viếng thăm336
  • Hôm nay37,008
  • Tháng hiện tại225,076
  • Tổng lượt truy cập90,288,469
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây