Học tập đạo đức HCM

Phú Xuyên xây dựng nông thôn mới: Bắt đầu từ dồn điền đổi thửa

Thứ năm - 14/03/2013 22:52
(Dân Việt) - Không phải là tiêu chí trực tiếp nhưng việc dồn điền đổi thửa có ý nghĩa rất quan trọng để thực hiện các tiêu chí khác. Xác định điều đó, huyện Phú Xuyên (Hà Nội) đã có nhiều cách làm sáng tạo để hoàn thành công việc này.

Điểm sáng Văn Hoàng

Được sự giới thiệu của cán bộ Phòng Kinh tế huyện Phú Xuyên, chúng tôi tìm về xã Văn Hoàng (Phú Xuyên) vào đúng vào thời điểm bà con nông dân nơi đây đang tấp nập làm cỏ, bón phân cho vụ lúa chiêm xuân mới cấy.

Sau dồn điền đổi thửa, đến nay, trung bình mỗi hộ dân ở Phú Xuyên chỉ còn từ 1 - 2 thửa ruộng.

Thấy chúng tôi đến, lão nông Dương Văn Hoan (thôn Hạ, xã Văn Hoàng) đang bón phân cho lúa, nghỉ tay và chỉ vào ruộng lúa, bảo: “Vụ mùa năm nay cứ thời tiết ủng hộ thế này, chắc thắng to đấy. Nhất là từ khi được hưởng chính sách dồn điền đổi thửa (DĐĐT) bà con nông dân chúng tôi được hưởng lợi rất nhiều, một mặt vừa đưa được máy móc lớn vào làm, qua đó giảm được chi phí đầu tư về giống và phân bón, mặt khác vừa không phải vất vả, chạy ngược xuôi hết ruộng này sang ruộng khác như trước đây nữa”.

Để khuyến khích người nông dân tích cực DĐĐT, từ nguồn kinh phí hỗ trợ từ ngân sách của TP.Hà Nội, huyện Phú Xuyên đã tiến hành hỗ trợ Ban chỉ đạo cấp xã, thôn kinh phí hoạt động, tổ chức hội họp, tuyên truyền về DĐĐT cho các hộ dân với mức 1 triệu đồng/ha.

Sau khi DĐĐT, khâu làm đất ở Phú Xuyên đã đảm bảo 100% diện tích bằng máy. Đặc biệt, trong vụ chiêm xuân này, huyện Phú Xuyên chỉ đạo 28 xã, trong đó mỗi xã lấy một thôn làm điểm gieo mạ khay và cấy lúa bằng máy với quy mô hơn 2.000ha.

Đồng thời, huyện cũng hỗ trợ 80% kinh phí đào đắp giao thông, thủy lợi nội đồng. Xã nào thực hiện kiên cố hóa kênh mương sẽ được hỗ trợ toàn bộ bằng tiền để mua vật tư (trong đó, huyện hỗ trợ 20%).

Ông Trần Hữu Thước- Trưởng phòng Kinh tế huyện Phú Xuyên cho biết: “Văn Hoàng là xã trọng điểm và đi đầu trong công tác DĐĐT của huyện. Chỉ sau chưa đầy 2 tháng của năm 2012 đã dồn xong thành công. Từ kinh nghiệm rút ra trong DĐĐT của xã Văn Hoàng, chúng tôi đã đề nghị các xã, thị trấn còn lại trong toàn huyện tiếp tục tập trung chỉ đạo để nhanh chóng hoàn thành công tác DĐĐT vào năm 2013”.

Còn theo ông Nguyễn Văn Cương – Phó phòng Kinh tế huyện Phú Xuyên, công tác DĐĐT của huyện đến nay đã đạt hơn 70% diện tích (với hơn 5.000ha trong tổng số hơn 8.000ha đã được DĐĐT). Từ chỗ mỗi hộ có tới 5-7 thửa, thậm chí 10 thửa phân tán các nơi, đến nay trung bình mỗi hộ dân ở Phú Xuyên chỉ còn từ 1- 2 thửa ruộng. “Việc DĐĐT rất phù hợp để áp dụng tiến bộ khoa học- kỹ thuật vào sản xuất, đặc biệt là đưa được máy móc cơ giới hoá vào sản xuất nông nghiệp, từ đó rút bớt lao động sang làm làm công việc khác”- ông Cương chia sẻ.

Cơ sở để xây dựng các tiêu chí khác

Hiện tại, ở Phú Xuyên đã có 9 xã là: Văn Hoàng, Đại Thắng, Tri Trung, Tân Dân, Bạch Hạ, Phú Túc, Chuyên Mỹ, Vân Từ, Quang Lãng đã tiến hành xong việc DĐĐT. Các xã còn lại đang gấp rút tổ chức thực hiện và dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối năm nay.

Ông Lưu Luyến- Chánh Văn phòng UBND huyện Phú Xuyên cho biết, tuy DĐĐT không phải là một tiêu chí trong xây dựng NTM, nhưng để nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập cho nông dân, thì không thể không làm. “Ngay từ khi bắt đầu làm, chúng tôi đã chọn DĐĐT là khâu đột phá để đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa cho hiệu quả kinh tế cao, tạo tiền đề hình thành cánh đồng mẫu lớn”- ông Luyến khẳng định.

Về công tác xây dựng NTM, được biết hiện Phú Xuyên đã hoàn thành phê duyệt đề án xây dựng NTM cho 14 xã trong giai đoạn 1 (2010-2015). Các xã còn lại đang vừa lập quy hoạch xây dựng NTM, vừa tiến hành DĐĐT. Ông Luyến cho biết thêm: “Phú Xuyên phấn đấu đến hết năm 2013 sẽ hoàn thành việc DĐĐT và đây chính là tiền đề quan trọng để huyện thực hiện xây dựng thành công NTM trong thời gian ngắn nhất”.

 



 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập112
  • Hôm nay37,008
  • Tháng hiện tại216,239
  • Tổng lượt truy cập90,279,632
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây