Học tập đạo đức HCM

Sức sống mới trên vùng đất An Biên 40 năm sau đại thắng mùa Xuân

Thứ tư - 22/04/2015 07:01
Sau đại thắng mùa Xuân 1975, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang, ra sức khắc phục mọi khó khăn, nỗ lực phấn đấu, nêu cao tinh thần tự lực tự cường, đoàn kết, quyết tâm xây dựng quê hương giàu đẹp. Huyện An Biên anh hùng hôm nay đang bừng lên sức sống mới.


Nằm trong vùng căn cứ địa cách mạng U Minh Thượng, An Biên là một trong những trọng điểm đánh phá của địch xuyên suốt 2 cuộc kháng chiến, nhất là trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ, hậu quả chiến tranh để lại rất nặng nề.

Ông Tô Hoàng Phi, nguyên Bí thư Huyện ủy An Biên, kể rằng sau giải phóng, kinh tế An Biên kiệt quệ, trên 10.758ha đất ruộng, vườn do bom đạn chiến tranh cày xới, cơ sở hạ tầng hoang tàn, đổ nát. Lương thực, thực phẩm không đủ cung cấp cho gần 25.000 hộ dân với hơn 120.000 khẩu.

"Tất cả cho sản xuất, tất cả vì hạnh phúc của nhân dân" là khẩu hiệu hành động cách mạng của Đảng bộ và nhân dân An Biên trong 2 năm đầu (1975-1976) bắt tay vào khắc phục hậu quả chiến tranh, phát triển kinh tế-xã hội. Toàn dân đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, tập trung trồng lúa theo phương thức thâm canh, tăng vụ, khai hoang phục hóa, mở rộng diện tích canh tác.

Huyện chia hơn 1.900ha ruộng cho nông dân để sản xuất vụ mùa; tập trung làm thủy lợi mà trước hết là phá Cảng Thứ Sáu, khai thông các đập vừa phục vụ lưu thông kinh xáng Xẻo Rô-Cán Gáo, vừa xổ phèn, chống úng, đồng thời cùng nông dân làm thủy lợi nội đồng, đắp bờ vùng, bờ thửa, đào mương phèn, xây dựng bờ bao phục vụ sản xuất…

Sau gần 2 năm dồn sức hàn gắn vết thương chiến tranh, vùng căn cứ cách mạng An Biên anh hùng bước đầu có những đổi thay.

Diện tích đất sản xuất, năng suất, sản lượng lúa tăng lên đáng kể. Từ chỗ không đủ ăn, đến cuối năm 1976, lương thực bình quân đạt 467 kg/người/năm, đàn lợn phát triển lên gần 20.000 con, đàn trâu hơn 2.000 con, đàn gia cầm hàng trăm ngàn con và An Biên đã cơ bản giải quyết được tình trạng thiếu đói của người dân.

Ông Lê Văn Hai, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện An Biên, nhấn mạnh những thành quả phát triển kinh tế-xã hội, khắc phục nhanh hậu quả chiến tranh đã tạo cho An Biên sức mạnh nội lực thực hiện nhiệm vụ xây dựng quê hương giàu đẹp, tạo tiền đề cho bước phát triển tiếp theo.

Hòa vào tiến trình lịch sử 30 năm đổi mới của đất nước, An Biên phát huy truyền thống anh hùng của quê hương căn cứ địa cách mạng U Minh Thượng, vận dụng sáng tạo, linh hoạt chủ trương của Đảng, Nhà nước, nắm bắt thời cơ, vượt qua thách thức, quyết tâm đưa huyện nhà phát triển nhanh, toàn diện, vững chắc hơn.

5 năm trở lại đây (2010-2015), An Biên xác định khâu đột phá là phát triển nông nghiệp toàn diện, chú trọng chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi đi vào chiều sâu.

Ông Lê Văn Hai, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện An Biên, cho biết huyện phân hai vùng sản xuất, bố trí cây trồng, vật nuôi phù hợp gắn với đầu tư cơ sở hạ tầng nhằm khai thác hiệu quả lợi thế, tiềm năng kinh tế.

Vùng bờ Đông kênh xáng Xẻo Rô tập trung sản xuất 2 vụ lúa gắn với phát triển cánh đồng mẫu lớn, kinh tế hợp tác, nuôi cá, trồng hoa màu… Vùng bờ Tây kênh xáng Xẻo Rô giáp với biển phát triển khai thác đánh bắt, nuôi trồng thủy sản.

Huyện chuyển đổi đất sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả sang sản xuất 1 vụ lúa - 1 vụ tôm và chuyên thủy sản ở các xã ven biển; hình thành một số vùng nuôi tôm công nghiệp, quảng canh cải tiến, tôm - lúa, tôm - cua - lúa, nuôi cá nước lợ, sò huyết ven biển… cho hiệu quả kinh tế cao.

Về An Biên giữa những ngày tháng Tư lịch sử không còn “lụy phà” Xẻo Rô khi vượt đôi dòng sông Cái Bé và Cái Lớn như trước. Hai chiếc cầu đã kết nối vùng U Minh Thượng với trung tâm tỉnh Kiên Giang và các tỉnh, thành phố Nam sông Hậu, mở ra cho An Biên cơ hội quan trọng, điều kiện phát triển kinh tế-xã hội thuận lợi hơn.

Ông Lê Văn Hai, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện An Biên, cho biết từ khi có cầu bắc qua sông Cái Bé-Cái Lớn, mở rộng Quốc lộ 63 đến nay, nhiều doanh nghiệp trong và ngoài huyện đã đến đầu tư trên địa bàn An Biên tương đối khá, giải quyết được lao động tại chỗ khoảng 1.000 lao động/năm, mở rộng các ngành nghề trên địa bàn huyện.

Đặc biệt, Khu công nghiệp Xẻo Rô thu hút được nhiều nhà đầu tư với các lĩnh vực ngành nghề như sửa chữa và đóng mới tàu thuyền, chế biến nông-hải sản, thức ăn gia súc, cơ khí…

Điểm nhấn trong phát triển kinh tế-xã hội những năm qua của An Biên là tập trung đầu tư phát triển giao thông và xây dựng nông thôn mới, xác định giao thông là khâu đột phá để phát triển nông thôn.

Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, An Biên huy động hơn 458 tỷ đồng xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, đào tạo nghề cho lao động nông thôn, hỗ trợ sản xuất…, phấn đấu cuối năm 2015, xã Tây Yên A đạt tiêu chí nông thôn mới, xã Đông Yên đạt 18 tiêu chí và các xã còn lại đạt từ 50% tiêu chí trở lên.

Hiện Huyện có hơn 400km đường tạo nên hệ thống giao thông nông thôn khá đồng bộ, ấp liền ấp, xã liền xã và hoàn thành nhựa hóa đường về trung tâm 9/9 xã, thị trấn, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế, đi lại của nhân dân thuận tiện dễ dàng.

Cùng với việc đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển kết cấu hạ tầng, An Biên chú trọng giải quyết hiệu quả các vấn đề an sinh xã hội như giải quyết lao động việc làm, xóa đói giảm nghèo, chăm lo đối tượng người có công, hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, chăm sóc sức khỏe nhân dân, bảo hiểm y tế. Nhờ vậy, cuối năm 2014, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 5,6%; 100% xã, thị trấn được điện khí hóa với gần 99% hộ dân sử dụng điện và 98% sử dụng nước hợp vệ sinh…

Cách đây 40 năm, dòng kênh Chống Mỹ là con đường huyết mạch vận chuyển lương thực, vũ khí đạn dược cung cấp cho vùng căn cứ cách mạng U Minh Thượng, chiến trường Tây Nam Bộ đánh thắng kẻ thù xâm lược, thì giờ đây đảm nhiệm vai trò dẫn nước phục vụ cho những cánh đồng nuôi tôm, nuôi cá để người dân An Biên vươn lên làm giàu, xây dựng quê hương giàu đẹp./.
LÊ HUY HẢI (TTXVN/VIETNAM+)
Theo vietnamplus.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập555
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm554
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại861,888
  • Tổng lượt truy cập92,035,617
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây