Học tập đạo đức HCM

Bình Định: Phù Cát chạm đích huyện nông thôn mới

Thứ sáu - 29/10/2021 07:56
Với mục tiêu về đích huyện nông thôn mới (NTM) trong năm 2021, thời gian qua, huyện Phù Cát (Bình Định) đã huy động các nguồn lực triển khai thực hiện đạt nhiều kết quả trong phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc, đời sống người dân ngày càng nâng cao. Đến nay, có 16/16 xã đạt chuẩn nông thôn mới và huyện đạt 9/9 tiêu chí huyện NTM.

Ông Nguyễn Văn Lê – trưởng phòng NN&PTNT huyện - Phó chánh văn phòng thường trực văn phòng xây dựng NTM huyện Phù Cát cho biết: “Xác định xây dựng NTM là nhiệm vụ trọng tâm; huyện Phù Cát đã tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành và huy động cả hệ thống chính trị cùng tham gia, trong đó tập trung phát huy vai trò chủ thể của nhân dân; thành lập ban chỉ đạo chương trình xây dựng NTM từ huyện đến xã, văn phòng xây dựng NTM huyện và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động trong cán bộ, hội – đoàn viên và quần chúng nhân dân nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm cộng đồng trong xây dựng NTM.”

Hơn 10 năm qua, toàn huyện đã đầu tư gần 5.010 tỷ đồng để triển khai thực hiện các tiêu chí NTM, chủ yếu là đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế xã hội; trong đó, vốn trực tiếp và vốn lồng ghép từ các dự án để thực hiện chương trình gần 2.980 tỷ đồng và vốn tín dụng hơn 2.030 tỷ đồng. Đặc biệt, thông qua tuyên truyền, vận động, người dân đã đóng góp trên 91,2 tỷ đồng tiền mặt , hiến hơn 201.500 m2 đất, tháo dỡ trên 17.500 m tường rào, tham gia hơn 30.600 ngày công lao động… để tham gia xây dựng đường bê tông nông thôn, các công trình công ích. Và đã xuất hiện nhiều tấm gương tiêu biểu như: ông Hà Công Bằng ở thôn Hòa Dõng, xã Cát Tân; ông Võ Văn Hà ở thôn Gia Lạc xã Cát Minh; ông Đặng Văn Thứ ở thôn Phú Trung, xã Cát Thành…,mỗi người đã hiến đất và đóng góp kinh phí với tổng trị giá từ 35 đến 50 triệu đồng để làm đường bê tông nông thôn. Cùng với đó, các hội – đoàn thể trong huyện cũng tích cực tham gia bằng những công trình, phần việc cụ thể, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn và giảm tỷ lệ hộ nghèo như: UBMTTQVN kêu gọi các tổ chức, cá nhân hỗ trợ xây dựng mới 143 nhà “đại đoàn kết” và sửa chữa 91 nhà ở, tiếp nhận và hỗ trợ 64 con bê giống cho hộ nghèo; đối ứng hỗ trợ xây dựng 169 nhà theo quyết định 33/QĐ-TTg. Hội nông dân với phong trào “nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi” xuất hiện ngày càng nhiều tấm gương nông dân sản xuất giỏi với thu nhập từ 500 triệu đồng đến hàng tỷ đồng/năm. Hội phụ nữ, đoàn thanh niên với các mô hình tự quản về an ninh trật tự, tuyến đường hoa, đoạn đường tự quản về vệ sinh môi trường, mô hình “ thắp sáng đường quê”…

2 21
Cầu Tân Hòa ở xã Cát Tân được đầu tư xây mới tạo thuận lợi cho việc đi lại, giao thương của nhân dân

Đến nay, toàn huyện có 100% km đường do huyện quản lý, 100% đường xã, đường trục thôn - liên thôn đều được nhựa và bê tông hóa đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện quanh năm; 96,5% đường ngõ, xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa; 100% đường trục chính nội đồng đảm bảo vận chuyển hàng hóa thuận tiện quanh năm; gần 80% kênh mương do xã quản lý được kiên cố hóa; 92,5% diện tích đất sản xuất nông nghiệp được tưới tiêu chủ động; 100% xã có điểm phục vụ bưu chính viễn thông và đạt chuẩn quốc gia về y tế; 100% thôn – khu phố có nhà văn hóa và khu tập luyện thể thao đảm bảo hoạt động vui chơi, giải trí và tập luyện của người dân; mạng internet được phủ sóng đến tất cả các thôn; 100% hộ gia đình được sử dụng điện và nước hợp vệ sinh; huyện được công nhận phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi; hơn 68,1% trường học trong huyện đạt chuẩn quốc gia; tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 92,5%; hàng năm có trên 93% hộ đạt gia đình văn hóa; có gần 60% hộ dân được cung cấp dịch vụ thu gom rác thải và 23,5% hộ dân cam kết tự xử lý tại nhà bằng các hình thức đảm bảo vệ sinh môi trường...

Ông Phạm Văn Thịnh – ở thôn Phú Nhơn – xã Cát Trinh phấn khởi cho biết: “Nhờ xây dựng NTM mà người dân chúng tôi được hưởng lợi rất nhiều. Đường xá rộng rãi, sạch sẽ đi lại dễ dàng kể cả mùa nắng lẫn mùa mưa; về sản xuất thì tưới tiêu, chuyên chở cũng thuận tiện hơn rất nhiều; rồi các chính sách về y tế, giáo dục, văn hóa… cũng hỗ trợ người dân rất nhiều. Nhờ đó, thu nhập cũng như điều kiện cuộc sống phát triển hơn trước rất nhiều”.

1 33
Mô hình nuôi cá điêu hồng trong lồng bè ở hồ chứa nước Hội Sơn

Trên lĩnh vực sản xuất, huyện tập trung chỉ đạo chuyển đổi diện tích từ sản xuất 3 vụ lúa/năm sang 2 vụ lúa/năm, xây dựng các mô hình cánh đồng mẫu lớn, cánh đồng liên kết gắn với bao tiêu sản phẩm, sử dụng giống lúa xác nhận, nguyên chủng đạt gần 100%; các mô hình ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất được tăng cường và mang lại hiệu quả; công tác lai cải tạo đàn bò, nạc hóa đàn heo được chú trọng, với tỷ lệ bò lai đạt trên 97% tổng đàn... Bên cạnh đó, huyện cũng tạo điều kiện, thu hút các doanh nghiệp đầu tư, phát triển tạo việc làm và thu nhập ổn định cho hơn 8000 lao động tại địa phương; một số làng nghề truyền thống ngày càng phát triển mạnh và kết hợp với các sản phẩm được Cục sở hữu trí tuệ cấp chứng nhận nhãn hiệu hàng hóa như: Nón Ngựa Phú Gia, Cát Tường; Nước mắm Đề Gi, Cát Khánh; Muối Đề Gi; Hành Hương Phù Cát… mở ra cơ hội việc làm và nâng cao thu nhập cho nhiều lao động nông thôn. Đến nay, giá trị sản xuất trên 1 ha canh tác đạt 120,8 triệu đồng/ha; thu nhập bình quân đầu người đạt 50,7 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 2,88%, trên địa bàn huyện không còn nhà ở dột nát… và huyện Phù Cát đã đạt 9/9 tiêu chí huyện nông thôn mới.

“Hiện nay, Phù Cát đang tập trung hoàn thiện các thủ tục trình cấp trên thẩm định, cho ý kiến và sẽ tiếp tục hoàn thiện tất cả các nội dung còn lại để được công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới trong năm 2021” - ông Nguyễn Văn Lê – trưởng phòng NN&PTNT huyện - phó chánh văn phòng thường trực văn phòng xây dựng NTM huyện Phù Cát cho biết thêm.

Trường Giang/www.khuyennongvn.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập141
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm136
  • Hôm nay37,744
  • Tháng hiện tại845,284
  • Tổng lượt truy cập85,752,320
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây