Học tập đạo đức HCM

Đưa đặc sản cam Vinh lên sàn thương mại điện tử

Thứ sáu - 29/10/2021 20:25
Những năm trước đây, sản phẩm cam Vinh được phân phối theo phương thức truyền thống qua hệ thống siêu thị, các chợ đầu mối, các chuỗi cửa hàng nông sản... Năm nay, dự kiến có 1.200-1.300 tấn/3.000 tấn được tiêu thụ thông qua sàn thương mại điện tử.

Từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau là thời điểm vào mùa thu hoạch sản phẩm cam của tỉnh Nghệ An. Đây là loại nông sản chủ lực của các huyện Con Cuông, Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, Yên Thành, Nghi Lộc, được người tiêu dùng ưa chuộng, do đó, sản lượng tiêu thụ qua kênh phân phối truyền thống rất cao. Những năm trước đây, sản phẩm cam Vinh được phân phối theo phương thức truyền thống qua hệ thống siêu thị trong và ngoài tỉnh, các chợ đầu mối, qua các doanh nghiệp đầu mối thu mua, các chuỗi cửa hàng nông sản.

Tuy nhiên, vụ năm nay, do tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, một số thị trường tiêu thụ lớn của cam Vinh như: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh thực hiện giãn cách, đã ảnh hưởng lớn đến sức tiêu thụ. Cụ thể, thời điểm này so với năm ngoái bắt đầu vào mùa, lượng lớn sản lượng cam ở các địa phương chưa được các thương lái, doanh nghiệp đặt hàng thu mua như mọi năm. Bên cạnh đó, việc vận chuyển hàng hóa giữa các tỉnh, địa phương vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn.

Dự kiến năm 2021 sẽ có khoảng 1.200-1.300 tấn/3000 tấn được tiêu thụ thông qua sàn thương mại điện tử
Dự kiến năm 2021 có khoảng 1.200-1.300 tấn cam được tiêu thụ thông qua sàn thương mại điện tử

Để tháo gỡ đầu ra cho sản phẩm cam Vinh, thay vì tổ chức tuần lễ cam như những năm trước, năm nay, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Nghệ An phối hợp với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) ứng dụng nền tảng công nghệ số để đưa đặc sản cam Vinh lên sàn thương mại điện tử theo phương thức trực tuyến.

Ông Nguyễn Văn Nam, Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Nghệ An, cho biết: Nhằm mở rộng kênh tiêu thụ mới tại thị trường nội địa ngoài kênh bán hàng truyền thống vốn có, Trung tâm đang nỗ lực đẩy mạnh mở rộng thêm kênh phân phối qua thương mại điện tử và môi trường số.

 

Theo đó, trung tâm đã và đang phối hợp với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) tổ chức kết nối, hỗ trợ doanh nghiệp nông sản tại các địa phương tiếp cận với thương mại điện tử. Thông qua kết nối đó, sàn thương mại điện tử Vỏ Sò và Postmart sẽ triển khai ký kết với các hợp tác xã, hộ kinh doanh tại các địa phương trồng cam để sớm đưa sản phẩm cam Vinh của địa phương lên sàn, kịp thời đáp ứng nhu cầu thưởng thức của người tiêu dùng cả nước.

Thương hiệu cam Vinh được truy xuất nguồn gốc.
Thương hiệu cam Vinh được truy xuất nguồn gốc.

Việc đưa sản phẩm cam Vinh lên sàn thương mại điện tử sẽ cung cấp thông tin đầy đủ và nhanh nhất đến người tiêu dùng. Về phía người tiêu dùng yên tâm về mặt chất lượng, nhận diện và truy xuất nguồn gốc sản phẩm rõ ràng, bên cạnh đó người nông dân được cung cấp, hỗ trợ kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm. Từ đó, sản phẩm của Cam Vinh tiếp cận thị trường dễ dàng và thương hiệu có khả năng lan tỏa rộng hơn.

Cùng với thương hiệu cam Vinh Kỳ Yến (huyện Quỳ Hợp), cam Thiên Sơn (2 huyện Yên Thành, Con Cuông), Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại và Du lịch Nghệ An còn lựa chọn các sản phẩm cam Nghĩa Đàn, cam Xã Đoài (huyện Nghi Lộc) kết nối đưa lên sàn thương mại điện tử.

Dự kiến năm 2021, sản phẩm cam của Nghệ An lên sàn thương mại điện tử 1.200 - 1.500 tấn/3.000 tấn.

Theo Ngọc Lan/kinhtenongthon.vn
https://kinhtenongthon.vn/dua-dac-san-cam-vinh-len-san-thuong-mai-dien-tu-post46409.html
 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Công văn số 5424 /BNN-VPĐP

Triển khai Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025 đối với các đơn vị hành chính cấp huyện, xã hình thành sau sắp xếp

Văn bản số 3480/UBND-NL5

Về việc triển khai thực hiện các giải pháp về phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn trong xây dựng nông thôn mới

Kế hoạch số 203/KH-UBND

Kế hoạch thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2023-2025

Quyết định sô 1284/QĐ-BNN-VPĐP

Phê duyệt danh mục mô hình thí điểm do Trung ương chỉ đạo thuộc Chương trình Chuyển đổi số trong xây dựng NTM, hướng tới nông thôn thông minh giai đoạn 2021-2025

Hát về nông thôn mới
Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập61
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm59
  • Hôm nay10,282
  • Tháng hiện tại416,422
  • Tổng lượt truy cập77,853,580
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoihatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây