Học tập đạo đức HCM

Cao Bằng: Nỗ lực tái đàn lợn

Thứ năm - 07/05/2020 03:30
Nhiều địa phương tỉnh Cao Bằng đang nỗ lực tái đàn lợn. Tuy nhiên, do bà con chủ yếu chăn nuôi nông hộ với quy mô nhỏ nên việc tái đàn còn nhiều khó khăn.
Giá thịt lợn thương phẩm ở Cao Bằng vẫn ở mức khá cao do việc tái đàn chưa mạnh. Ảnh: Kông Hải

Giá thịt lợn thương phẩm ở Cao Bằng vẫn ở mức khá cao do việc tái đàn chưa mạnh. Ảnh: Kông Hải

Giá lợn giống tăng cao, khan hiếm nguồn cung

Thị trấn Nước Hai, huyện Hòa An là một trong những địa phương bị thiệt hại nặng nhất trong đợt dịch bệnh tả lợn Châu Phi năm 2019 làm hơn 80% tổng đàn lợn bị tiêu hủy. Dù nhiều tháng qua không xuất hiện trường hợp đàn lợn bị nhiễm bệnh mới nhưng hầu hết chuồng trại của các hộ dân vẫn trống trơn.

Ông Nghiêm Quốc Thiên, xóm Nà Vẩư, thị trấn Nước Hai chia sẻ: Gia đình tôi đợt dịch vừa qua phải tiêu hủy hơn 30 con lợn các loại với trọng lượng gần 1,4 tấn. Từ tháng 9/2019, tôi vào tận huyện Hạ Lang để mua lợn giống loại 10 - 12 kg/con về nuôi. Sau Tết đã xuất bán được với giá ổn định trên 80 nghìn đồng/kg.

Dù giá lợn giống tăng cao nhưng đến nay, tôi tiếp tục duy trì nuôi khoảng gần 10 con lợn thịt, đàn lợn phát triển tốt, cân nặng trung bình từ 30 - 40 kg/con. Trong xóm cũng mới có khoảng 20% số hộ dám tái đàn do lo sợ dịch tái bùng phát trở lại.

Trước khi có dịch tả lợn, thành phố Cao Bằng có tổng đàn lợn hơn 24.000 con. Đến nay, đàn lợn chỉ còn hơn 5.000 con, giảm 80% số đầu lợn. Theo tìm hiểu, nhiều gia đình không mặn mà lắm với việc tái đàn lợn vì giá lợn giống khá cao, đã thế để tìm mua lợn giống cũng không dễ do khan hiếm.

Dẫn chúng tôi đi thăm chuồng trại của gia đình, ông Nguyễn Văn Ngự, phường Đề Thám, thành phố Cao Bằng thông tin: Từ khi đàn lợn bị tiêu hủy, vừa qua tôi mới dám đi nhập lợn con về nuôi. Tuy nhiên, gia đình mới đang nuôi thử mấy con lợn giống Móng Cái và lợn đen Nguyên Bình để theo dõi tình hình phát triển. Số lượng nuôi mới còn ít do giá lợn con quá cao. Trước đây chỉ 800 nghìn đồng đến 1 triệu đồng/con, hiện nay giá trung bình từ 2,5 - 3,5 triệu đồng/con (loại 10 - 12 kg).

Tìm hiểu hiện nay, giá lợn (loại trung bình từ 10 - 15 kg/con) giống đang ở mức rất cao, gấp 2,5 - 3 lần so với trước đây. Rẻ nhất vẫn là giống lợn trắng với mức giá khoảng 2 triệu đến 2,5 triệu đồng/con; còn các loại lợn như lợn đen, lợn khoang, Móng Cái, lợn trang trại có giá dao động từ gần 3 triệu đến 3,5 triệu đồng/con.

Bà Nông Thị Hoa, một người kinh doanh lợn giống nhiều năm nay cho biết: Giá lợn giống quá cao nên nhiều người chỉ dám mua 3 - 4 con về nuôi thử vì vẫn lo dịch bệnh tái phát. Hiện nay, lợn giống nhập ở các tỉnh dưới xuôi lên cũng khó khăn hơn nên những người buôn lợn như chúng tôi phải vào tận các địa phương vùng sâu, vùng xa để tìm mua lợn giống. Nhiều nơi đi lại khó khăn xe không vào được còn phải thuê người gánh lợn ra nên cũng đội thêm chi phí.

Vẫn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát dịch bệnh

Ngày 21/3, hộ gia đình bà Đoàn Thị Hường, xóm 7, xã Vĩnh Quang, thành phố Cao Bằng có đàn lợn bị nhiễm dịch tả lợn Châu Phi. Các lực lượng chức năng của thành phố Cao Bằng đã tiến hành tiêu hủy 27 con lợn với trọng lượng gần 1 tấn, thực hiện các biện pháp xử lý, khoanh vùng dịch, phun khử trùng, tiêu độc tại các khu vực lâ cận. Đến nay, sau hơn 1 tháng đã không xuất hiện ca nhiễm mới.

Giá lợn giống quá cao ảnh hưởng đến việc tái đàn của người chăn nuôi ở Cao Bằng. Ảnh: Kông Hải.

Giá lợn giống quá cao ảnh hưởng đến việc tái đàn của người chăn nuôi ở Cao Bằng. Ảnh: Kông Hải.

Ông Hoàng Quang Dũng, Trưởng phòng Kinh tế thành phố Cao Bằng cho biết: Ca nhiễm dịch tả lợn mới nhất ở xã Vĩnh Quang đến nay vẫn chưa rõ nguồn lây nhiễm.

Do đó, Phòng Kinh tế đã khuyến cáo các xã, phường trên địa bàn tiếp tục tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh, tuyên truyền kịp thời đến các hộ chăn nuôi để chủ động phòng dịch.

Nguy cơ bùng phát dịch trở lại trên địa bàn thành phố là vẫn có nên phòng đã chỉ đạo các xã, phường không đẩy mạnh khuyến khích người dân vội tái đàn, nhất là với số lượng lớn. Nếu có thì phải đảm bảo các biện pháp an toàn vệ sinh tại chuồng trại, khu vực chăn nuôi.
 

Phòng Kinh tế cũng đã giới thiệu cho người dân các địa chỉ cung cấp lợn giống uy tín để người chăn nuôi có thể yên tâm chọn mua các loại lợn giống.

Tái đàn từ nguồn giống địa phương

Là một trong những hộ điển hình về phát triển kinh tế nhiều năm qua của xóm Lam Sơn thượng, xã Hồng Việt, huyện Hòa An, với khu vực chuồng trại khoảng 400 m2, mỗi năm ông Hoàng Sầm Níu duy trì nuôi chục con lợn nái và hàng trăm con lợn thịt các loại. Đợt dịch bệnh tả lợn vừa qua, hộ ông Níu may mắn không có lợn bị nhiễm bệnh.

Ông Níu chia sẻ: Một số hộ dân nuôi lợn ngay cạnh nhà bị nhiễm và phải tiêu hủy nhưng đàn lợn của tôi không bị nhiễm bệnh. Tôi hiện đang duy trì hơn 10 con lợn nái giống Móng Cái, Nam Hồng, lợn trắng.

Số lợn giống của gia đình để một nửa nuôi lợn thương phẩm, còn lại là bán cho các hộ gia đình chăn nuôi khác ở địa phương. Giá lợn giống và lợn hơi nếu cứ giữ mức như hiện nay thì sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình.

Đàn lợn của ông Hoàng Sầm Níu ở xóm Lam Sơn thượng, xã Hồng Việt, huyện Hòa An phát triển tốt. Ảnh: Kông Hải.
Đàn lợn của ông Hoàng Sầm Níu ở xóm Lam Sơn thượng, xã Hồng Việt, huyện Hòa An phát triển tốt. Ảnh: Kông Hải.

Đợt dịch bệnh vừa qua, gia đình chị Mai, thị trấn Nước Hai, huyện Hòa An bị tiêu hủy hơn 1 tấn lợn. Sau khi xử lý vệ sinh chuồng trại cẩn thận, vừa qua chị mới bắt đầu tái đàn.

Chị Mai chia sẻ: Tôi phải tìm vào những địa phương vùng sâu, vùng xa, ít bị ảnh hưởng của dịch để tìm mua lợn giống. Khi nuôi là phải tiêm các loại vắc xin phòng ngừa dịch bệnh, chú ý về thức ăn, vệ sinh chuồng trại nên đàn lợn hơn 20 con vừa nuôi đang phát triển tốt.

Tái đàn phải đảm bảo an toàn

Đến nay, dịch tả lợn Châu Phi tại Cao Bằng đã diễn ra tại tất cả 10 huyện, thành phố, buộc tiêu hủy hơn 76 nghìn con lợn với tổng trọng lượng hơn 2.900 tấn. Tổng đàn lợn toàn tỉnh hiện nay còn hơn 240 nghìn con, trong đó đàn lợn nái còn hơn 28 nghìn con.

Ông Đào Nguyên Phong, Phó Giám đốc Sở NN- PTNT Cao Bằng cho biết, Sở đã chỉ đạo các địa phương tuyên truyền cho người chăn nuôi tại các xã không bị dịch bệnh tiếp tục phát triển đàn lợn theo kế hoạch và bắt buộc áp dụng biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học.

Đối các địa phương đã qua 30 ngày không xuất hiện ca bệnh mới, cần lựa chọn, xác định vùng để thực hiện tái đàn lợn (chỉ thực hiện tại các địa điểm không gần đường giao thông trục chính).

Mỗi xã thực hiện tái đàn mở 1 lớp tập huấn quy trình chăn nuôi an toàn sinh học, các biện pháp phòng, chống dịch, điều kiện vệ sinh thú y cho cán bộ cấp cơ sở, người chăn nuôi. Các địa phương thống kê nhu cầu vật tư, hóa chất, vôi bột tại vùng thực hiện tái sản xuất đàn lợn gửi về Sở NN- PTNT để cung ứng kịp thời.

Cần lựa chọn được con giống tốt đảm bảo, nuôi với tỷ lệ phù hợp, được tiêm phòng đầy đủ và không nuôi ồ ạt, quy mô lớn. Các cơ quan chức năng phải kiểm tra, giám sát chặt đầu vào của con giống, hạn chế nguồn lợn có mầm bệnh.

Sở NN- PTNT Cao Bằng chỉ đạo, sau khi nuôi tái đàn được 30 ngày, người chăn nuôi lợn phải thực hiện việc lấy mẫu xét nghiệm, nếu tất cả các mẫu xét nghiệm đều âm tính với bệnh dịch, khi đó mới nuôi tái đàn với số lượng tăng dần. Bên cạnh đó, Sở cũng khuyến cáo người nuôi thận trọng khi tái đàn, không nóng vội khi chưa bảo đảm điều kiện cần thiết, ông Đào Nguyên Phong cho biết thêm.

Nguồn tin: Toán Nguyễn - Kông Hải/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập156
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm155
  • Hôm nay25,185
  • Tháng hiện tại480,596
  • Tổng lượt truy cập92,858,260
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây