Học tập đạo đức HCM

Phấn đấu đến cuối năm có 700 sản phẩm OCOP được công nhận

Thứ năm - 07/05/2020 18:31
Từ nay đến cuối năm Hà Nội phấn đấu hoàn thiện và tổ chức đánh giá, phân hạng 700 sản phẩm trở lên.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Thiện Tâm

Nội dung trên được đưa ra tại Hội nghị giao ban của BCĐ Chương trình 02-CTr/TU của Thành ủy về kết quả thực hiện Chương trình 02 của Thành ủy và chương trình mỗi xã một sản phẩm đến hết tháng 4/2020; nhiệm vụ, giải pháp đến hết năm 2020.

Theo ông Chu Phú Mỹ, Giám đốc Sở NN&PTNT, Thủ đô Hà Nội có 1.350 làng nghề và làng có nghề, chiếm số lượng làng nghề lớn nhất toàn quốc, hội tụ 47 nghề trong tổng số 52 nghề truyền thống của cả nước. Trong số đó có 308 làng nghề, làng nghề truyền thống được UBND TP công nhận, nhiều sản phẩm làng nghề, thủ công mỹ nghệ đã xuất khẩu ra thị trường quốc tế. Thành phố hiện có 1.138 hợp tác xã nông nghiệp; 2.912 trang trại; 164 mô hình ứng dụng công nghệ cao; 141 mô hình liên kết chuỗi trong nông nghiệp; có trên 2.300 sản phẩm nông sản thực phẩm đã gắn mã truy xuất nguồn gốc QR Code. Đây chính là cơ sở tiềm năng lựa chọn sản phẩm để hoàn thiện, đánh giá phân hạng và dự thi sản phẩm OCOP đối với thành phố Hà Nội.

Thực hiện Quyết định số 1048/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình Mỗi xã một sản phẩm, năm 2019 thành phố Hà Nội đã có 18/30 quận, huyện, thị xã triển khai đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP. Các quận, huyện, thị xã đã tiếp nhận tổng số 316 hồ sơ sản phẩm. Sau khi cấp huyện tiến hành đánh giá, phân hạng có 301 hồ sơ sản phẩm đạt yêu cầu dự thi cấp Thành phố; còn lại 15 hồ sơ chưa đảm bảo yêu cầu, hội đồng đánh giá phân hạng cấp huyện đề nghị các chủ thể hoàn thiện hồ sơ và tham gia thi đánh giá đợt sau, bao gồm quận Hà Đông 5 sản phẩm, huyện Sóc Sơn 1 sản phẩm, huyện Phú Xuyên 1 sản phẩm và quận Cầu Giấy 8 sản phẩm.

Năm 2019 Hà Nội đã đánh giá, phân hạng tổng số 301 sản phẩm. Trong đó có 6 sản phẩm tiềm năng 5 sao; 207 sản phẩm 4 sao; 88 sản phẩm 3 sao, đạt 100,3% kế hoạch năm 2019.

Theo ông Chu Phú Mỹ, nhìn chung công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP trên địa bàn thành phố đã được thực hiện khách quan, minh bạch, công khai đảm bảo đúng quy trình hướng dẫn của Trung ương tại quyết định số 1048/QĐ-TTg của Thủ tướng. Điển hình trong công tác lãnh đạo và chỉ đạo của các quận, huyện tham gia đánh giá là huyện Đông Anh là đơn vị đánh giá sản phẩm đầu tiên của Thành phố nhưng rất bài bản, khoa học. Các quận, huyện, thị xã còn lại tuy triển khai sau nhưng đã tích cực vào cuộc và có sự chỉ đạo đồng bộ trong hệ thống chính trị, nổi bật như Gia Lâm, Thường Tín, Chương Mỹ, Thanh Trì... Có 2 quận đầu tiên có sản phẩm tham gia đánh giá cấp Thành phố là quận Thanh Xuân 12 sản phẩm và quận Hà Đông 21 sản phẩm.

Kết luận tại Hội nghị Phó Bí thư thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng cho biết, để đạt được mục tiêu từ nay đến cuối năm Thành phố phấn đấu hoàn thiện và tổ chức đánh giá, phân hạng được 700 sản phẩm OCOP trở lên, Hà Nội cần làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các cấp huyện, quận, xã, phường về vấn đề này.

Đồng thời cần phấn đấu đạt cao nhất các chỉ tiêu. Rà soát các sản phẩm, hồ sơ... Đây cũng chính là cơ hội để giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho nông dân.

Phó Bí thư thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng giao Sở NN&PTNT chủ trì, triển khai thực hiện.

Bên cạnh đó cần tăng cường xúc tiến đầu tư thương mại giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm. Để đạt thêm 700 sản phẩm OCOP được công nhận rất cần sự vào cuộc nhất quán, quyết tâm và thống nhất của các quận, huyện.

Theo Thiện Tâm/thanglong.chinhphu.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập183
  • Hôm nay0
  • Tháng hiện tại1,323,264
  • Tổng lượt truy cập88,692,125
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây