Học tập đạo đức HCM

Nam Định: "Vàng trắng" phải đổ đi, dân lo xoay sở kiếm ăn từng bữa

Thứ năm - 07/05/2020 22:53
Sứa biển được coi là vàng trắng và là nguồn thu nhập chính của ngư dân miền biển Hải Hậu, nhưng do ảnh hưởng từ dịch Covid-19, thứ vàng trắng này phải đổ đi, nếu có bán được cũng với giá rẻ mạt. Nguồn thu nhập chính bị mất, nhiều ngư dân gặp khó, chưa biết dựa vào đâu để xoay sở và tiếp tục cho cuộc sống.
Nam Định: "Vàng trắng" phải đổ đi, dân lo xoay sở kiếm ăn từng bữa

Có mặt tại các cơ sở chế biến sứa biển trên địa bàn huyện Hải Hậu (tỉnh Nam Định) vào những ngày đầu tháng 5, không còn nồng nặc mùi sứa biển, không còn cảnh nhộn nhịp tấp nập thuyền bè ra vào, hay cảnh người làm không ngơi chân ngơi tay, cùng với tiểng cười nói....

Thay vào đó là khung cảnh vắng vẻ, thuyền bè xếp hàng dài đắp chiếu, cơ sở chế biến sứa thì dừng hoạt động mặc dù đang trong mùa chế biến sứa.

Nam Định: "Vàng trắng" phải đổ đi, dân lo xoay sở kiếm ăn từng bữa - Ảnh 1.

Sứa biển được xem như là ‘mỏ vàng trắng’ của ngư dân huyện Hải Hậu, nhưng vẫn phải đổ đi vì không có người thu mua.

Đang chuyển từng bọc lưới đánh sứa lên bờ với vẻ mặt chán nản, biết chúng tôi là phóng viên, anh Mai Văn Hảo (ở xã Hải Lý, huyện Hải Hậu) thở dài, giọng buồn bã cho biết, năm nay sứa đầy ngoài biển mà không có người thu mua, chúng tôi cố gắng chờ đợi có người thu mua để bắt nhưng vô vọng. Hết mùa sứa mà chẳng kiếm được đồng nào, cả gia đình bốn miệng ăn chỉ trông chờ vào vụ sứa vậy mà.....

Theo anh Hảo, mùa sứa kéo dài khoảng hơn 3 tháng, bắt đầu từ sau Tết nguyên đán cho đến hết 30/4, như mọi năm thì sứa biển có giá khá cao, từ 18 đến 25 ngàn đồng/con. Năm ít cũng phải được vài chục triệu đồng, còn năm nhiều thì có thể kiếm được hàng trăm triệu đồng. Nhưng năm nay do ảnh hưởng dịch covid-19 nên các cơ sở chế biến sứa không thu mua, nếu có mua thì chỉ vì thương xót bà con vất vả, mua giải cứu để bà con gỡ tý tiền dầu máy.

Nam Định: "Vàng trắng" phải đổ đi, dân lo xoay sở kiếm ăn từng bữa - Ảnh 2.

Anh Mai Văn Hảo đang buộc đang neo đậu lại chiếc bè của mình sau một vụ sứa trắng tay.

“Tôi còn may mắn hơn rất nhiều người khác vì bè mua từ năm ngoái, vụ sứa trước cũng gỡ được tiền bè và thêm một khoản thu nhập nữa. Khổ nhất nhiều người phải đi vay mượn sắm bè mới để cho vụ sứa năm nay, tốm kém cả trăm triệu đồng nhưng từ đầu vụ sứa đến nay chưa nổ máy một lần, từ đó lại rơi vào cảnh nợ nần và đành phải đợi đến vụ sứa tiếp theo”, anh Hảo tâm sự.

Anh Mai Văn Tùng- một ngư dân sống bằng nghề đánh bắt sứa cho hay, năm nay anh đi được vài buổi đánh sứa, ngày đầu còn bán được với giá 5 ngàn đồng/con, mấy buổi sau bắt đầy bè nhưng bán không ai mua và phải cầu cứu người ta mua cho, giá nào cũng bán và người ta mua cho là may lắm rồi. Chính vì thế mà năm nay sứa đầy ngoài biển nhưng cũng chẳng có ai đi bắt.

Nam Định: "Vàng trắng" phải đổ đi, dân lo xoay sở kiếm ăn từng bữa - Ảnh 3.

Mọi người chuyển lưới về sau một vụ sứa không có người mua, tất cả đều trong trạng thái chán nản.

“Hơn chục năm sống bằng nghề đi bắt sứa nhưng chưa bao giờ tôi phải rơi vào tình cảnh như thế này, đi bắt về phải cầu cứu các cơ sở thu mua và nếu có mua chỉ là mua giải cứu vì thương xót. Ai may mắn mới được mua còn lại phải đổ đi hết, bao nhiêu công sức vất vả, thức đêm thức hôm nhưng nhận lại chỉ là hai bàn tay trắng”, anh Tùng chia sẻ.

Cũng theo anh Tùng, hiện nay nguồn hải sản gần bờ đang cạn kiệt nên có đi đánh bắt các loại khác cũng chẳng ăn thua, mà lại phải đầu tư thêm lưới chài khác. Nếu may thì ngày nào động biển còn kiếm được, còn cái chuyện lỗ cả tiền dầu là chuyện như cơm bữa. “Những người sống bằng nghề biển như tôi thì cả năm chỉ trông chờ vào vụ sứa, năm nay thất thu thì coi như cả năm nay bà con ngư dân rơi vào tình cảnh đói kém”, anh Tùng ngậm ngùi nói thêm.

Nam Định: "Vàng trắng" phải đổ đi, dân lo xoay sở kiếm ăn từng bữa - Ảnh 4.

Sứa không có người mua nên thuyền bè chỉ còn cách xếp hàng dài nằm yên bất động.

Trao đổi với Dân Việt, ông Trần Văn Bình - chủ một cơ sở thu mua sứa biển trên địa bàn huyện Hải Hậu xác nhận, sứa biển thị trường tiêu thụ chính ở bên Trung Quốc, nhưng do ảnh hưởng dịch covid-19 nên việc xuất khẩu gặp khó. Chính vì vậy từ đầu vụ sứa đến nay không dám mua cho bà con, nếu có mua thì số lượng hạn chế, không đáng kể.

Cũng theo chủ cơ sở này, vào mỗi vụ sứa cơ sở của ông tạo công ăn việc làm  tại chỗ cho hơn 50 lao động địa phương với thu nhập từ 300-5000 ngàn đồng/ngày, xuất sang Trung Quốc cả chục container sứa. Nhưng năm nay thì ngược lại, mọi công việc đều phải dừng lại hết, không chỉ bà con đi đánh bắt thất thu mà cả những người lao động thời vụ cũng không có việc làm.

“Chưa có bao giờ sứa đi bắt về phải đổ đi, người bán phải cầu cứu chủ cơ sở, cũng thương người ta lắm nhưng cũng chỉ mua gượng để giải cứu cho bà con, số lượng cũng hạn chế. Cũng muốn mua cho bà con lắm, nhưng mua về cũng chỉ để đó mà vốn lại không có nhiều”, chủ cơ sở sứa này cho hay.


Phạm Anh/Danviet.vn
https://danviet.vn/nam-dinh-vang-trang-phai-do-di-dan-lo-xoay-so-kiem-an-tung-bua-1085878.htm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập334
  • Hôm nay12,579
  • Tháng hiện tại484,317
  • Tổng lượt truy cập92,861,981
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây