Người dân ngày càng biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp. Đối với cây ăn trái, nông dân thực hiện nhiều mô hình trồng xen các loại cây trồng nhằm tăng lợi ích kinh tế trên cùng 1 đơn vị diện tích. Ngoài ra, huyện Bình Đại khuyến khích người dân trồng nhiều loại giống cây mới phù hợp thổ nhưỡng địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế… Qua đó, đã làm tăng lợi nhuận kinh kế đáng kể, nhiều hộ dân đã vươn lên làm giàu chính đáng. Ngoài ra, huyện chú trọng phát triển mô hình nuôi bò, dê gắn với áp dụng kỹ thuật chăn nuôi an toàn, hiệu quả và đã mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân, giúp tạo công ăn việc làm, đặc biệt là các mô hình chăn nuôi này không đòi hỏi vốn cao, công lao động mà vẫn đảm bảo kinh tế, góp phần giúp nhiều hộ nghèo thoát nghèo bền vững.
Cụ thể về trồng trọt, Bình Đại đã khuyến khích người dân sử dụng các loại giống có nguồn gốc rõ ràng, có khả năng chịu hạn mặn, kháng hoặc ít nhiễm sâu bệnh, có năng suất cao, nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế. Hiện nay, người dân đang áp dụng các mô hình sản xuất hiệu quả như: mô hình tưới tiết kiệm trên cây nhãn tại xã Tam Hiệp và cây xoài tại xã Thừa Đức; mô hình trồng dưa hấu phủ bạc tại xã Thừa Đức; trồng nhãn Idor trên đất lúa chuyển đổi tại 2 xã Châu Hưng và Long Hòa, trồng rau trong nhà lưới gắn hệ thống tưới phun tự động tại xã Phú Long; ứng dụng nuôi ong ký sinh để phòng chống bọ dừa. Triển khai và hướng dẫn quản lý chỉ dẫn địa lý đối với 2 sản phẩm dừa xiêm xanh và bưởi da xanh trên địa bàn huyện.
Về chăn nuôi, huyện đã thực hiện có hiệu quả chương trình cải tạo đàn bò bằng cách thụ tinh nhân tạo, rút ngắn chu kỳ nuôi, tăng năng suất và đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Sử dụng đệm lót sinh học xử lý chất thải trong chăn nuôi heo tại các xã Thới Lai, Thới Thuận, Tam Hiệp. Nuôi tôm thẻ chân trắng 02 giai đoạn. Nhiều hộ dân đã thực hiện chuyển đổi từ hình thức nuôi thâm canh truyền thống sang nuôi 02 giai đoạn, nuôi siêu thâm canh; mô hình này giúp kiểm soát tốt môi trường nuôi, hạn chế dịch bệnh, chi phí thấp, năng suất đạt từ 30-55tân/ha, cá biệt có ao nuôi đạt đến 70tấn/ha.
Mô hình ủ phân sinh học của ông Trần Văn Đồng - xã Thới Lai, huyện Bình Đại. (Ảnh: Tuyết Mai)
Nhìn chung, nông dân huyện Bình Đại đã có những bước tiếp thu gần với khoa học kỹ thuật, áp dụng hiệu quả những thành quả của khoa học để tăng năng suất, hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp. Điển hình có nhiều mô hình ủ phân chuồng hữu cơ sinh học vừa đem lại hiệu quả cao vừa góp phần giải quyết ô nhiễm môi trường của ông Trần Văn Đồng, ấp Giồng Bông, xã Thới Lai.
Ông Trần Văn Đồng trồng bưởi chuyên canh với 7 công đất vườn và chăn nuôi bò từ 4 đến 5 con bò cái sinh sản. Thời gian trước, ông Đồng chủ yếu là sử dụng phân hóa học bón cho vườn bưởi. Đối với phân chuồng, Ông sử dụng bón lót và bón trực tiếp cho cây trồng. Đầu năm 2018, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh phối hợp với Hội Nông dân huyện vận động hỗ trợ máy ủ phân hữu cơ cũng như chuyển giao kỹ thuật ủ phân chuồng. Ông Đồng áp dụng ngay mô hình ủ phân chuồng hữu cơ theo hướng khép kín và sử dụng bón cho vườn bưởi. Sau khi được bón phân hữu cơ qua ủ, vườn bưởi nhà ông Đồng đã mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, lợi nhuận tăng hơn 20% và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Bên cạnh đó, nhiều mô hình nông nghiệp khác cũng đã thành công khi áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất như: mô hình dưa hấu trãi bạt với hệ thống tưới nước nhỏ giọt của nông dân xã Thừa Đức. Với cách tưới này, chỉ khoảng 30 phút, người nông dân đã hoàn thành việc tưới tiêu cho nhiều hecta đất trồng dưa, nước tưới thấm nhanh vào gốc dưa, không lan ra đất trống và bón phân cho dưa cũng đạt hiệu quả cao.
Hơn nữa, với hệ thống tưới nước này, từng gốc dưa được cung cấp nước đầy đủ, lượng phân dễ dàng hấp thụ vào cây. Qua đó, năng suất đạt khá cao. Theo nhiều hộ dân trồng dưa, khi áp dụng tưới nước nhỏ giọt tự động tiết kiệm chi phí trồng, lợi nhuận tăng lên so với vụ dưa trồng theo cách tưới nước truyền thống.
Nguồn tin: nongthonmoi.bentre.gov.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã