Học tập đạo đức HCM

Chuyện về những người làm kinh tế vườn giỏi theo gương Bác Hồ

Thứ hai - 18/05/2020 07:29
Làm kinh tế vườn bước đầu chỉ mang tính nhỏ lẻ để xóa đói, giảm nghèo thì giờ đây trở thành phong trào mang lại giá trị kinh tế cao. Từ làm vườn, nhiều hộ dân có thu nhập hàng trăm triệu đồng, thậm chí nhiều tỷ đồng/năm.
t15.jpg
 
Kết hợp nuôi ong với phát triển kinh tế tổng hợp, thương binh Phan Đình Thứ (người thứ 2 bên trái), ở thôn Liên Sơn, xã Lão Hội (Yên Dũng - Bắc Giang) thu lãi hơn 100 triệu đồng/năm.

Thương binh tàn nhưng không phế

Nhân kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2020), tôi được Hội Làm vườn tỉnh Bắc Giang giới thiệu về ông Phan Đình Thứ (SN 1947), ở thôn Liên Sơn, xã Lão Hội (Yên Dũng), thương binh 2/4, tấm gương học và làm theo lời dạy “thương binh tàn nhưng không phế” của Bác Hồ.

Năm 1969, ông Thứ tham gia chiến đấu tại quân khu 5, năm 1980 về nghỉ theo chế độ. Với hai bàn tay trắng, kinh tế gia đình khó khăn, ông bắt tay ngay vào chăn nuôi để cải thiện đời sống. Tuy nhiên, kinh tế gia đình vẫn chưa có nhiều thay đổi do nguồn thu từ chăn nuôi không lớn lại phải nuôi 4 người con ăn học.

Bằng sự chịu khó của người lính, ông kết hợp chăn nuôi với trồng cây ăn quả, cấy lúa, dần dần kinh tế gia đình cũng được cải thiện. Năm 1995, ông Thứ mạnh dạn nuôi thêm ong lấy mật và bán con giống, giờ đây đàn của gia đình ông luôn dao động trên 100 đàn. Từ nuôi ong, chăn nuôi tổng hợp, mỗi năm gia đình lãi hơn 100 triệu đồng.

Ông Thứ tâm sự: Là thương binh, bệnh tật nhiều, con lại đông, nhiều hôm nằm suy nghĩ làm thế nào phát triển kinh tế cho hiệu quả? Tôi đã đến thăm các mô hình nuôi ong hiệu quả để học tập. Sau gần chục năm vừa nuôi, vừa học hỏi mới thành công như ngày hôm nay. Mình là anh bộ đội cụ Hồ, phải tích cực lao động sản xuất, mình phải làm gương cho con cháu học theo.

Thương binh Đoàn Văn Hiển ở thôn Tân Lập, thị trấn Tân An (Yên Dũng - Bắc Giang) cho biết, ông Thứ luôn động viên mọi người, động viên bạn bè làm kinh tế. Ông đã học ở Bác Hồ tình yêu thương đồng đội, đồng chí, chia sẻ kinh nghiệm để mọi người cùng nhau phát triển, khai thác hiệu quả kinh tế vườn đồi. Nhờ sự tận tụy hướng dẫn của ông mà từ không thu được lít mật ong nào đến nay tôi đã nắm vững kỹ thuật nuôi ong, thu được hàng trăm lít mật mỗi năm.

Ông Trần Ngọc Lý, Phó chủ tịch Thường trực Hội Làm vườn huyện Yên Dũng (Bắc Giang) cũng tự hào khi nói về tấm gương thương binh nỗ lực vươn lên của ông Thứ. Là thương binh, không thể ngồi được, nhưng trong phát triển kinh tế vườn, ông Thứ làm rất tốt, nhất là nuôi ong. Ông đã tận tụy giúp nhiều người về kỹ thuật chăm sóc vườn cây, góp phần nâng cao thu nhập. Đây là việc làm cụ thể, học theo lời Bác rất thiết thực.

Làm vườn cho thu nhập cao

Từ phát triển kinh tế vườn mà anh Phạm Huy Nhò ở thôn Trường Thịnh, xã Quang Thịnh (Lạng Giang) thu lãi 500 triệu đồng/năm. Năm 2003, anh Nhò tiên phong chuyển đổi từ cây vải sang trồng 50 gốc bưởi Diễn (600m2). Khi những gốc bưởi  này cho thu nhập, năm 2007, anh tiếp tục trồng thêm 250 cây bưởi Diễn và gần 100 gốc bưởi Phúc Trạch, bưởi Tân Lạc.

Tận dụng diện tích dưới tán bưởi, anh Nhò chủ động nuôi 4.000 con gà Mía, gà lai chọi để tăng thêm thu nhập. Từ trồng bưởi, nuôi gà, năm 2019, anh thu lãi 500 triệu đồng. Với thu nhập này, giờ đây gia đình anh có cuộc sống khá giả, sung túc hơn.

t16a.jpg
Nhạy bén trong chuyển đổi từ cây mía sang trồng cam, bưởi, gia đình ông Nguyễn Tài Lễ ở thôn Yên Sở, Phúc Ninh (Yên Sơn - Tuyên Quang) thu lãi hơn 500 triệu đồng/năm.

Mô hình trồng bưởi mang lại hiệu quả cao của gia đình ông Nguyễn Tài Lễ ở thôn Yên Sở, Phúc Ninh (Yên Sơn - Tuyên Quang). Đây là một điển hình trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Ông Lễ tâm sự, trước đây, gia đình trồng mía tốn khá nhiều lao động, lại vất vả nhưng mỗi vụ mía chỉ được 150 tấn mía. Sau khi chế biến, bán đường thành phẩm, gia đình thu được 45 - 50 triệu đồng.

Thấy nhiều mô hình trồng cây ăn quả mang lại giá trị kinh tế cao, gia đình ông Lễ chuyển sang trồng bưởi và cam. Năm 2018, doanh thu từ 2,5ha cây ăn quả đạt gần 800 triệu đồng, trừ chi phí, lãi hơn 500 triệu đồng. Từ cây ăn quả, gia đình ông có thu nhập ổn định, sắm sửa đầy đủ đồ dùng sinh hoạt.

Cũng nhờ chuyển đổi, áp dụng sản xuất theo quy trình VietGAP mà năng suất cam ở huyện Bắc Quang (Hà Giang) cao hơn 20-40 tạ/ha, giá trị quả cam cao hơn 30-40% so với sản xuất truyền thống. Đặc biệt, cam được trồng theo hướng thâm canh đã và đang trở thành sản phẩm hàng hóa chủ lực của Bắc Quang.

t16.jpg
Nhờ chuyển đổi từ sản xuất truyền thống sang sản xuất theo quy trình VietGAP mà sản lượng cam ở Bắc Quang (Hà Giang) cao hơn 20-40 tạ/ha.
 

Điển hình như hộ anh Hoàng Quyết Thắng, ở thôn Vĩnh Sơn, xã Vĩnh Hảo (Bắc Quang), có 8ha cam (5,5ha cho thu hoạch, 2,5ha trồng mới) thì có 4ha được công nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP. Nhờ vậy, sản lượng thu hoạch bình quân 4 năm trở lại đây đạt 120 tấn/năm. Thu nhập đạt 1,2 tỷ đồng/năm, trừ chi phí, gia đình anh lãi 800 triệu đồng.

Theo anh Thắng, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, cây cam  phát triển tốt, ít sâu bệnh, quả to, đẹp, khá đồng đều, kéo theo đó giá bán cũng tăng lên.

Nâng cao giá trịxuất khẩu

Từ phong trào làm vườn mà giờ đây ở nhiều địa phương đã phát huy được thế mạnh vốn có của mình, nhiều vùng sản xuất hàng hóa tập trung hình thành, xây dựng được thương hiệu, xuất khẩu đi nhiều thị trường khó tính  như: nhãn, chôm chôm, vú sữa, thanh long, vải thiều, nhãn, xoài...

t17.jpg
Từ trồng bưởi, nuôi gà, gia đình anh Nhò (người đứng giữa) thu lãi 500 triệu đồng/năm.

Sự kiện ngày 18/4/2019, lô xoài thuận đường đầu tiên của Công ty TNHH Xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu (Bến Tre) với sản lượng 8 tấn đã xuất khẩu đến Mỹ, đánh dấu 10 năm chinh phục thị trường nhập khẩu tiềm năng này. Đúng 1 ngày sau, hơn 20 tấn xoài tiếp tục xuất sang Mỹ bằng đường hàng không và đường biển.

Hay từ cách làm bài bản của tỉnh Bắc Giang mà vụ vải thiều năm 2019, tổng giá trị thu từ vải đạt 4.675 tỷ đồng, tăng hơn 1.200 tỷ đồng so với năm 2018. Đặc biệt, có thời điểm giá vải cao nhất đạt 78.000 đồng/kg.

Kết quả của phong trào làm vườn là giải quyết được việc làm, nâng cao thu nhập, bảo vệ môi trường... Từ trồng nhãn, có hộ ở Sông Mã (Sơn La) thu nhập tới 3 tỷ đồng/năm; từ trồng vải thiều mà tỉnh Bắc Giang có cả trăm tỷ phú.

Từ phong trào làm vườn mà giờ đây Việt Nam có nhiều loại quả có chất lượng xuất khẩu đi nhiều thị trường trên thế giới mang lại giá trị cao. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu rau quả trong năm 2019 đạt 3,74 tỷ USD, trong đó, thị trường tăng trên 100% về kim ngạch gồm có: Lào (tăng 655%, đạt 78,83 triệu USD); Indonesia (tăng 284,8%, đạt 5,75 triệu USD)...

Nhiều loại quả có giá trị xuất khẩu cao như: Thanh long đạt 974,3 triệu USD; sầu riêng 759 triệu USD; măng cụt 168,5 triệu USD; dừa 109,1 triệu USD; nhãn 104,4 triệu USD...

Có thể nói, từ phong trào làm vườn theo gương Bác Hồ vĩ đại, bằng cách này hay cách khác, mỗi người làm vườn, mỗi địa phương đều tìm ra cho mình cách làm hiệu quả, từ đó làm giàu cho gia đình, cho xã hội.

 Theo Hoàng Văn/kinhtenongthon.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập125
  • Hôm nay55,762
  • Tháng hiện tại604,030
  • Tổng lượt truy cập92,981,694
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây