Cơ sở chế biến gà ác, gà tần Thiên Thanh (xã Dục Tú, huyện Đông Anh, Hà Nội) chọn 2 loại sản phẩm cháo gạo lứt gà ác và gà ác tần thuốc Bắc đăng ký sản phẩm OCOP 2020. Hiện, sản phẩm đã được khách hàng đón nhận và đang hướng tới xuất khẩu.
Ra mắt sản phẩm mới tiến tới OCOP 3-4 sao
Là bác sĩ thú y nên chị Trần Thị Thanh sớm bắt tay xây dựng trang trại 11.000m2 nuôi gà ta lai gà Đông Hồ. Năm 2016 - 2017, đạt 10 vạn con/năm. Do giá gà giảm dần, nếu như dịp Tết Nguyên đán vừa qua đạt 100.000 - 110.000 đồng/kg, thì nay chỉ còn 90.000 đồng/kg, nên cơ sở chỉ giữ lại 5.000 gà bố mẹ, 1.000 gà thương phẩm, chủ yếu để bán gà thịt và gà đóng hộp.
Dự kiến, Cơ sở Thiên Thanh chọn 2 sản phẩm là cháo gạo lứt gà ác và gà ác tần thuốc Bắc, để tham gia sản phẩm OCOP 2020. Hiện, thời hạn sử dụng của sản phẩm đang ở mức 2 tháng, Thiên Thanh đang phấn đấu nâng lên mức 1 năm. Được biết, các tiêu chí OCOP Hà Nội đưa ra, Cơ sở đã đạt và vượt mức cho phép. Ví như: Phiếu kết quả kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm quốc gia, do Bộ Y tế cấp; Giấy Chứng nhận VietGAP; Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh…
Cháo gạo lứt gà ác có giá 45.000 đồng/hộp, gà ác tần thuốc Bắc 40.000 đồng/hộp. Mặc dù các sản phẩm trên mới ra mắt, chưa tiếp cận được nhiều khách hàng và còn khá mới mẻ trên thị trường, song, cả 2 loại đồ hộp trên của Thiên Thanh đã tham gia triển lãm OCOP ở Quảng Ninh năm 2019 và được nhiều khách hàng đón nhận.
Ngoài ra, gà ác tần thuốc Bắc và cháo gạo lứt gà ác của Cơ sở, cũng tham gia nhiều hội chợ ở Hà Nội tại Trung tâm Xúc tiến thương mại Hoàng Quốc Việt; Cung Văn hoá Hữu nghị Việt-xô; Big C Long Biên. Khách hàng mua sản phẩm tại các hội chợ, sau khi sử dụng, đã gọi điện qua trung tâm chăm sóc khách hàng của Cơ sở, để tiếp tục mua hàng. Đây là niềm động viên lớn để Thiên Thanh nỗ lực nhiều hơn nữa.
Được biết, cả 2 sản phẩm trên đều được đóng nguyên hộp 600g (12 hộp/thùng), nhiệt độ 121 độ C. Cháo gà ác gạo lứt gồm ¼ con gà ác (30-35 ngày tuổi), cộng với gạo lứt, nước và gia vị vừa đủ. Sản phẩm đã được nghiên cứu kỹ để đảm bảo không có mùi tanh và đạt đỉnh cao của độ thơm ngon; khi sử dụng, chỉ cần đun nóng là ăn được.
Ngoài ra, bà Thanh còn cho biết, sở dĩ cơ sở chọn các sản phẩm trên để cung cấp cho thị trường, vì đây là những món ăn bổ dưỡng, gà ác, gạo lứt có hàm lượng kháng thể cao, tăng sức khoẻ cho người bệnh nhanh. Đặc biệt, rất tốt cho người mắc bệnh tiểu đường, hoặc có thể ăn trưa ở công sở, đi du lịch... Vừa qua, Thiên Thanh đã tặng cho y - bác sỹ Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, mỗi đơn vị 500 hộp cháo gà ác, để bồi dưỡng sức khoẻ, phục vụ phòng chống dịch Covid-19.
“Để tham gia OCOP 3 - 4 sao, Thiên Thanh đang nỗ lực tìm kiếm bạn hàng. Khi sản lượng tăng, sẽ đẩy mạnh xuất khẩu, hướng ra thị trường quốc tế. Hiện, sản phẩm của cơ sở đang kết nối với các siêu thị, cửa hàng thực phẩm sạch. Dự kiến, năm 2021 - 2022 tiến hành xuất khẩu, khoảng 10.000 hộp/tháng; trước mắt, đã tiếp cận được với khách hàng Hàn Quốc và Singapore”, bà Thanh cho biết thêm
Hỗ trợ của địa phương
Ông Nguyễn Văn Thiềng, Trưởng phòng Kinh tế huyện Đông Anh, cho biết: “Đông Anh có nhiều tiềm năng, lợi thế trong sản xuất nông nghiệp, đồng thời, đã hình thành được nhiều vùng sản xuất hàng hoá tập trung. Nhiều mô hình trồng trọt, chăn nuôi có giá trị kinh tế cao, an toàn, đạt tiêu chuẩn hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm giới hạn (HACCP), VietGAP. Nhất là đã có nhiều cơ sở sơ chế, chế biến để gia tăng giá trị sản phẩm, và là điều kiện thuận lợi để xây dựng sản phẩm OCOP.
Đặc biệt, sản phẩm làm ra được kiểm tra chất lượng và gắn tem truy xuất nguồn gốc, để minh bạch hoá thông tin và kết nối cung cầu. Đáng ghi nhận là, đầu năm 2018, hệ thống truy xuất nguồn gốc nông - lâm - thuỷ sản, thực phẩm Đông Anh đã chính thức đi vào hoạt động, và kịp thời kết nối với hệ thống truy xuất của thành phố. Hiện, trên hệ thống đã có hơn 700 sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp và làng nghề”.
Ông Nguyễn Văn Chí, Phó chánh Văn phòng Thường trực XDNTM Hà Nội, cho biết: “Dự kiến, đến hết năm 2020, chúng tôi sẽ phát triển, nâng cấp, hoàn thiện và tổ chức đánh giá, phân hạng 1.000 sản phẩm OCOP. Năm 2019 đã thành công 300 sản phẩm (năm 2020 còn lại 700 sản phẩm). Trong đó, có 88 sản phẩm đạt hạng 3 sao; 207 sản phẩm đạt hạng 4 sao và 6 sản phẩm có tiềm năng đạt hạng 5 sao.
Để hoàn thành nhiệm vụ trên, chúng tôi sẽ tiếp tục tuyên truyền về nội dung, ý nghĩa Chương trình OCOP của Hà Nội. Đặc biệt, chỉ đạo cơ quan chuyên môn, phối hợp với các địa phương, hướng dẫn chủ thể hoàn thiện hồ sơ. Đồng thời, tiến hành đánh giá phân hạng sản phẩm cấp quận, huyện, thị xã và chuyển những sản phẩm từ 50 điểm trở lên, để đề nghị thành phố đánh giá sản phẩm OCOP 2020"..
Theo Dương An Như /kinhtenongthon.vnNhững tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã