Học tập đạo đức HCM

Người phụ nữ U60 biến đồi hoang thành trang trại cổ tích 12ha nơi chân núi Ba Vì

Thứ hai - 18/05/2020 21:47
Người phụ nữ nhỏ bé ấy đã trải qua những năm tháng lam lũ, cực nhọc để biến đồi hoang thành trang trại xum xuê trái ngọt. Bằng ý chí kiên cường, sự chịu thương chịu khó, bà đã biến điều không thể thành có thể, làm giàu trên mảnh đồi cằn cỗi của quê hương.

Bà là Phùng Thị Thơ (SN 1960) ở thôn Vật Yên, xã Vật Lại, huyện Ba Vì (TP.Hà Nội) - chủ trang trại rộng hơn 12ha với mô hình vườn - ao - chuồng được đầu tư khoa học, khép kín.

Bắt đất cằn "nhả vàng"

Đến thăm trang trại Thơ Nhung vào mùa dứa chín thơm nức, nhãn ngọt lúc lỉu trên cành, xung quanh xôn xao tiếng gà, vịt..., nhiều người sẽ có cảm giác như lạc vào miền cổ tích, nơi có những miền đất trù phú tốt tươi. Nhưng ít ai biết rằng, nơi đây từng là những triền đồi khô cằn đá sỏi, càng bất ngờ hơn khi người "chinh phục", bắt đất cằn "nhả vàng" là một phụ nữ nhỏ bé.

Trang trại cổ tích nơi xứ núi Ba Vì - Ảnh 1.

Huyện Ba Vì và TP.Hà Nội thường xuyên tổ chức các đoàn công tác tham quan mô hình làm kinh tế hiệu quả của gia đình bà Phùng Thị Thơ. Ảnh: L.N

Bà Thơ bồi hồi nhớ lại khoảng thời gian 20 năm trước, những ngày đầu tiên vào dựng trại nơi hoang vu hẻo lánh, điện, đường đều không có, chồng đi vắng, con thì còn nhỏ..., không ít người đã chê bai, lời ra tiếng vào rất nhiều. Nhưng bằng quyết tâm, cố gắng, khát khao làm giàu mãnh liệt, bà vẫn cần mẫn tập trung vào lao động sản xuất.

Sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo tại xã Vật Lại (huyện Ba Vì), năm 1978, theo tiếng gọi của Tổ quốc, bà Phùng Thị Thơ lên đường nhập ngũ. Đến năm 1982, sau khi hoàn thành nghĩa vụ trở về quê hương, bà lập gia đình và sinh sống tại thôn Vật Yên bằng nghề nông nghiệp.

Ông Phùng Huy Kiên - Phó Chủ tịch UBND xã Vật Lại đánh giá, trang trại của gia đình bà Phùng Thị Thơ là mô hình sản xuất hiệu quả, góp phần tích cực vào phong trào chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xây dựng nông thôn mới tại địa phương. Xã đang tập trung cho nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, trong đó rất chú trọng nhân rộng các điển hình sản xuất, kinh doanh giỏi như gia đình bà Phùng Thị Thơ.

Năm 1997, xã Vật Lại có chủ trương khuyến khích phát triển kinh tế hộ gia đình phủ xanh đất trống đồi trọc, bà Thơ đã mạnh dạn động viên gia đình nhận 12ha đất đồi trọc cằn cỗi theo hình thức khoán 50 năm với suy nghĩ "người yêu đất, đất không phụ người".

Có đất trong tay, cùng với nguồn vốn ít ỏi và sự giúp đỡ của anh em, bạn bè, bà cùng gia đình bắt tay vào xây dựng mô hình kinh tế theo hướng trang trại vườn - ao - chuồng. Tuy vậy, bước đầu khởi nghiệp gặp rất nhiều khó khăn như nguồn vốn có hạn, giá cả thị trường biến động không ngừng, nhiều lúc bản thân bà nản chí muốn bỏ cuộc. 

Nhưng được sự động viên của tập thể Chi hội Nông dân thôn Vật Yên và tạo điều kiện cho bà tham gia các lớp tập huấn khoa học-kỹ thuật, tham quan các mô hình kinh tế tiêu biểu, từ đó bà đã tìm ra được hướng đi phù hợp với mình.

"Ban đầu gia đình tôi trồng đậu xanh, rồi lại trồng củ đậu để lấy tiền trả nhân công, lấy tiền chăm bưởi, nhãn... Từ hình thức lấy cây ngắn ngày nuôi cây dài ngày mà chúng tôi dần dần phát triển vườn cây ăn quả đạt tiêu chuẩn VietGAP như ngày hôm nay" - bà Thơ cho biết.

Đến nay, sau 2 thập niên, mô hình trang trại của gia đình bà Phùng Thị Thơ đã đạt quy mô trên 12ha. Vùng đất đồi cằn cỗi trước kia giờ đã được thay thế bằng những vườn cây đang tuổi sung sức đơm hoa, kết trái. Trong đó, có 11ha vườn trồng bưởi Diễn và dứa, bên cạnh đó là chuồng nuôi 10.000 con gà ri thả đồi, hơn 100 con lợn rừng và 1ha mặt nước nuôi trồng thủy sản. Trung bình mỗi năm, thu hoạch từ trang trại này đem về cho gia đình bà doanh thu hàng tỷ đồng.

Những thành quả đó không tự nhiên mà có, nó bắt nguồn từ tinh thần lao động nghiêm túc, không chịu khuất phục bởi khó khăn, đã bù đắp cho những nỗ lực của bà Thơ từ thuở đầy khó khăn, nhọc nhằn.

Trang trại cổ tích nơi xứ núi Ba Vì - Ảnh 3.

Bà Phùng Thị Thơ - người phụ nữ “bắt” đất cằn “nhả vàng”. Ảnh: L.N

Có trách nhiệm với cộng đồng

Khi điều kiện kinh tế gia đình khá giả hơn, bà Thơ luôn ý thức và tích cực tham gia các hoạt động từ thiện nhân đạo. Bà cũng luôn tạo mọi điều kiện giúp bà con địa phương về vốn, vật tư để sản xuất, chăn nuôi phát triển kinh tế gia đình, tạo việc làm thường xuyên cho 30 lao động với mức thu nhập ổn định từ 4-6 triệu đồng/người/tháng.

Quy mô trang trại của bà Phùng Thị Thơ

11ha vườn trồng bưởi Diễn và dứa

10.000 con gà ri thả đồi

> 100 con lợn rừng

1ha mặt nước nuôi trồng thủy sản

Đặc biệt, đối với những hộ gia đình nghèo, ngoài việc vận động hội viên trong Chi hội giúp đỡ, hàng năm gia đình bà Thơ còn chủ động nhận "đỡ đầu" từ 5 đến 7 hộ về vốn, việc làm… để phát triển sản xuất, giải quyết lao động, tăng thu nhập và vươn lên thoát nghèo bền vững.

Bà Nguyễn Thị Hà (thôn Vật Yên) cho biết: "Tôi làm việc tại trang trại của bà Thơ đã hơn 10 năm rồi, bình thường được trả công 4-6 triệu đồng/tháng, còn vào vụ, nhiều việc hơn thì được trả thù lao 8-9 triệu đồng/tháng. Được bà Thơ tạo công ăn việc làm nên ngoài làm ruộng, tôi còn có thêm thu nhập để lo việc học hành cho con cái".

Đi tham quan một vòng trang trại của gia đình bà Phùng Thị Thơ, chúng tôi càng khâm phục hơn bởi cách tổ chức trang sản xuất tập trung khép kín rất khoa học, đa dạng và hiệu quả.

Được biết, để có được những điều này, bà Phùng Thị Thơ cùng gia đình thường xuyên nghiên cứu, tìm tòi, áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất như đầu tư hệ thống phun, tưới nước tự động để đảm bảo điều kiện tốt nhất cho cây sinh trưởng, xử lý chất thải vật nuôi bằng chế phẩm vi sinh nên không gây ảnh ảnh tiêu cực đến môi trường...

Mô hình trồng cây ăn quả thành công trên đất đồi gò của gia đình bà đã và đang ngày càng được nhiều hộ gia đình trong huyện đã học tập. Bà Thơ cho biết, sắp tới bà còn muốn mở rộng quy mô sản xuất và giúp đỡ, hỗ trợ nhiều hơn nữa cho người dân xung quanh.

Nguồn tin: Lan Ngọc/danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập141
  • Hôm nay55,762
  • Tháng hiện tại611,328
  • Tổng lượt truy cập92,988,992
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây