Học tập đạo đức HCM

Chuyện xây dựng nông thôn mới ở Kim Đường

Thứ tư - 20/10/2021 01:09
Kim Đường là xã vùng sâu, vùng xa của huyện Ứng Hòa, TP Hà Nội đang phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao vào năm 2024…

Những thuận lợi cũng như khó khăn trong việc xây dựng NTM nâng cao ở đây đại diện cho nhiều xã trong huyện nói riêng cũng như các huyện ngoại thành khác của Thủ đô. Tôi khá bất ngờ khi đứng trước trường mầm non Kim Đường bởi vì sự rộng rãi, đẹp đẽ của nó khiến cho nhiều ngôi trường khác ở nội thành cũng khó có thể bì kịp.

Với tổng đầu tư trên 40 tỷ đồng, công trình mới được đưa vào sử dụng trong niềm vui chung của người dân 5 thôn. Thấy vậy, tôi mới hỏi anh Hoàng Văn Thìn, Chủ tịch UBND xã, rằng chương trình xây dựng NTM nâng cao của địa phương hẳn là đang có nhiều thuận lợi. Anh ưu tư rằng, cũng còn có nhiều vấn đề. 

Cơ sở vật chất khang trang của trường mầm non Kim Đường. Ảnh: NNVN.

Cơ sở vật chất khang trang của trường mầm non Kim Đường. Ảnh: NNVN.

Tính đến đầu năm 2021 Kim Đường đã có các tiêu chí đạt tiêu chí NTM nâng cao gồm: quy hoạch, thủy lợi, điện, trường học, hạ tầng thương mại, thông tin và truyền thông, nhà ở dân cư, hộ nghèo, lao động có việc làm, tổ chức sản xuất, giáo dục, quốc phòng- an ninh-hành chính công. 5 tiêu chí cơ bản đạt tiêu chí NTM mới nâng cao gồm: giao thông, cơ sở vật chất văn hóa, y tế, môi trường, hệ thống chính trị và an ninh quốc phòng. Còn lại 4 tiêu chí chưa đạt gồm: thu nhập bình quân đầu người, hình thức tổ chức sản xuất, văn hóa, môi trường và an toàn thực phẩm thì 3/4 đều là những “nan đề” khó giải cả.

Thứ nhất là về thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn xã năm 2019 đạt 42 triệu/người/năm, năm 2020 đạt 45 triệu/người/năm. Là một xã thuần nông, trồng lúa bây giờ chủ yếu là người già thì vài năm nay hiện tượng dịch bệnh nhiều khiến cho năng suất thấp. Thêm vào đó là chủng loại lúa trồng ở đây phần lớn là lúa lai, chất lượng không cao, không làm được thương hiệu gạo để gia tăng giá trị cho nông sản mà chỉ hợp làm thức ăn chăn nuôi và nấu rượu. Lực lượng lao động trẻ của Kim Đường chủ yếu đi lao động tự do hay làm ở các khu công nghiệp tại tỉnh Hà Nam giáp ranh, tuy tỷ lệ có việc làm cao nhưng thu nhập vẫn còn khiêm tốn.   

Cơ sở vật chất khang trang của trường mầm non Kim Đường. Ảnh: NNVN.

Cơ sở vật chất khang trang của trường mầm non Kim Đường. Ảnh: NNVN.

Thứ hai là về tổ chức sản xuất, dù có kế hoạch cơ cấu lại nông nghiệp nhưng việc thực hiện khá gian nan. Không cơ giới hóa được trong khâu gieo cấy, không có mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất và chế biến sản phẩm an toàn nào. Đặc biệt là hiện trên địa bàn xã không có hợp tác xã hoạt động theo luật mới do đã bị giải thể vì quá yếu kém để hình thành nên các tổ, đội tự quản khiến việc mua chung, sản xuất chung rồi bán chung không thực hiện được.

Thứ ba là về văn hóa, số được công nhận làng văn hóa đạt 4/5 làng. Tiêu chí này có thể khắc phục được nếu cả chính quyền lẫn người dân quyết tâm thực hiện bằng cách giải quyết những khúc mắc nội tại, giúp cho 1 làng còn lại được công nhận.

Thứ tư là về môi trường và an toàn thực phẩm. Xã dù có 100% dân số được dùng nước hợp vệ sinh, có điểm tập kết rác thải đảm bảo quy chuẩn, có phong trào vệ sinh vào sáng thứ bảy hàng tuần... nhưng việc tổ chức phân loại, thu gom rác hữu cơ và vô cơ tại nhà chưa thực hiện được. Tỷ lệ hỏa táng mới đạt trên 60%, tỷ lệ hộ chăn nuôi có chuồng trại đảm bảo vệ sinh mới đạt 89%.

Thêm vào đó, nước cho sản xuất vẫn còn một nguồn từ sông Nhuệ dẫn về rất ô nhiễm, gây ra hiện tượng lúa thường xuyên bị lốp, sâu bệnh hại, cũng như ảnh hưởng đến chất lượng nông sản và nghề nuôi trồng thủy sản. Giải quyết vấn đề này nước sông Nhuệ ô nhiễm này ngoài tầm của xã, huyện, mà phải tầm Trung ương, tầm liên tỉnh, thành trong đó có Hà Nội.

Trước 4 tiêu chí còn nhiều khó khăn ấy, Kim Đường đặt ra một loạt nhiệm vụ trong thời gian tới như tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu và nâng cao chất lượng các tiêu chí hạ tầng kinh tế xã hội; Phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho người dân. Tập trung giải quyết những bức xúc về môi trường như cấp nước sạch, thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt, rác thải sản xuất...

https://nongnghiep.vn/chuyen-xay-dung-nong-thon-moi-o-kim-duong-d305503.html
Theo Đinh Thanh Huyền/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập164
  • Máy chủ tìm kiếm7
  • Khách viếng thăm157
  • Hôm nay36,688
  • Tháng hiện tại117,468
  • Tổng lượt truy cập88,795,802
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây