Học tập đạo đức HCM

Những vấn đề về môi trường ở một xã vùng xa của Hà Nội

Thứ ba - 19/10/2021 01:29
Người ta hay nghĩ chuyện ô nhiễm môi trường thường xảy ra ở thành phố nhưng giờ đây ngay cả ở nông thôn phấn đấu tiêu chí môi trường cũng còn nhiều gian khó

Năm 2015 Phú Châu là một trong những xã đầu tiên của huyện Ba Vì (TP Hà Nội) về đích nông thôn mới (NTM). Nhờ đó hạ tầng ở nơi đây ngày càng tốt hơn, phục vụ khá tốt cho việc phát triển kinh tế-xã hội. Hệ thống đường giao thông liên thôn, liên xã được kiên cố hóa, không còn cảnh nắng thì lầm bụi, mưa thì lầy bùn như trước nữa. Hệ thống trường học ba cấp được chú trọng đầu tư giúp chất lượng dạy và học ngày một nâng cao. Cả 3 thôn của xã đều được công nhận là làng văn hóa, tỷ lệ dân số được chăm sóc sức khỏe, dùng nước sạch tăng lên đáng kể.

Theo ông Nguyễn Văn Quảng, Phó Chủ tịch UBND xã, dù huyện không giao nhưng địa phương đang tự phấn đấu để về đích NTM nâng cao. Tuy nhiên vẫn còn một số khó khăn như tiêu chí thu nhập chưa đảm bảo vì vẫn còn thấp, chỉ hơn 42 triệu/năm, đặc biệt là “chướng ngại vật” tiêu chí về môi trường dù thời gian qua xã đã có được 4 km đường hoa, 100 m tường hoa, tỷ lệ cây xanh khá đảm bảo.

Chăn nuôi phải đi kèm hệ thống xử lý môi trường thì mới đảm bảo. Ảnh: NNVN.

Chăn nuôi phải đi kèm hệ thống xử lý môi trường thì mới đảm bảo. Ảnh: NNVN.

Vấn đề thứ nhất là các ao, hồ trong quá trình phát triển kinh tế của địa phương, phần bị người dân lấn chiếm, phần bị các rác thải, nước thải cả sinh hoạt lẫn chăn nuôi đổ xuống ngày một nhiều. Xưa mỗi nhà nuôi vài ba con lợn nhưng giờ tăng quy mô, ít thì mươi con, nhiều hàng trăm con, lượng chất thải cần xử lý rất lớn.

Xã Phú Châu là một trong những địa phương làm biogas thuộc vào loại sớm ở Hà Nội vì được tài trợ từ cách đây mấy chục năm. Giờ tỷ lệ áp dụng của xã gần như cao nhất nhì huyện Ba Vì, hễ có chuồng trại là có hầm biogas nhưng vẫn không thể xử lý được triệt để chất thải chăn nuôi, gây ra quá tải cho hệ thống ao hồ mà điển hình là ao làng Phú Xuyên - nơi có hơn 8.000 dân quần tụ, sinh sống xung quanh.

Xưa đây là một lá phổi xanh của làng vì diện tích rất lớn, quanh năm ăm ắp nước, đầy tôm cá. Giờ bùn đất lấp, bèo, rác lắm khi làm tắc gần hết cả dòng chảy, chẳng thể nuôi cá được nữa. Nếu xử lý được vấn đề ô nhiễm môi trường triệt để nơi đây phải kè bờ rồi nạo vét ao, tổng chi phí tốn cỡ vài chục tỉ, vượt quá ngân sách của địa phương cũng như đóng góp của người dân.

Xử lý chất thải chăn nuôi để nuôi giun quế. Ảnh: NNVN.

Xử lý chất thải chăn nuôi để nuôi giun quế. Ảnh: NNVN.

Vấn đề thứ hai là làng nghề nón đem lại thu nhập chính cho người dân làng với hàng ngàn hộ tham gia trực tiếp sản xuất cũng như hàng chục hộ chuyên thu mua nón để bán đi khắp mọi miền. Tất cả đều cần đến lưu huỳnh (diêm sinh) để xử lý hồ (xông) nón. Lá nón mua về nếu để cỡ 10 ngày gặp thời tiết nồm sẽ bị mốc, úa nếu không được hồ bằng lưu huỳnh, nón may xong rồi chưa kịp tiêu thụ, để lâu trong nhà cũng phải được hồ thì mới đảm bảo trắng đẹp. Lượng lưu huỳnh sử dụng mỗi năm vì thế phải cỡ hàng tấn, gây ra nhiều nguy cơ bệnh về đường hô hấp. 

Vấn đề cuối cùng liên quan đến môi trường là chuyện hỏa táng. Hiện Phú Châu đã đạt tỷ lệ hỏa táng 65%, không thấp nhưng vẫn chưa cao  như mong muốn của chính quyền. Theo anh Quảng hỏa táng liên quan đến nhiều yếu tố như môi trường, đổi mới thuần phong mỹ tục và cả về tiết kiệm vật chất.

Ví dụ như hung táng, 3 - 4 năm sau phải mời họ hàng đến bốc mộ, ít nhất cũng phải chi phí 40-50 triệu. Đó là chưa kể chuyện tỷ lệ là “xương không sạch”-tức xác chưa tiêu hết mỗi lúc một nhiều, rồi là chuyện tổ chức ăn uống không hợp với văn hóa thời nay. Hỏa táng xong rồi tốt nhất phải được quy tập vào trong những nhà để tro cốt chung để tiết kiệm quỹ đất, tuy nhiên hiện địa phương dù đã có quy hoạch nghĩa trang nhưng thực hiện nó là cả vấn đề. Nhà nước đứng ra làm không dễ có ngay mà kêu gọi tư nhân đầu tư vào thì vì quy mô nhỏ quá, không đảm bảo thu hồi vốn và có lãi nên cũng rất khó.  

Theo Đinh Thanh Huyền/nongnghiep.vn
https://nongnghiep.vn/nhung-van-de-ve-moi-truong-o-mot-xa-vung-xa-cua-ha-noi-d305381.html

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập108
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm102
  • Hôm nay38,522
  • Tháng hiện tại764,270
  • Tổng lượt truy cập88,119,340
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây