Học tập đạo đức HCM

Cơ giới hóa ngoài đồng nhưng đừng bỏ quên trong vườn

Thứ ba - 01/12/2020 21:09
Hiện tỷ lệ ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp của Hà Nội còn thấp so với một số tỉnh phía Bắc, chủ yếu là cho đối tượng cây lúa ngoài đồng

Cán cân cơ giới hóa đang lệch  

Cụ thể, tỷ lệ cơ giới hóa khâu làm đất của Hà Nội đạt khoảng 95%; khâu thu hoạch hơn 80%; diện tích phun thuốc trừ sâu bằng máy đạt 28,8%, diện tích cấy lúa bằng máy đạt 2%...

Tất cả máy móc đều hầu hết dành cho cây lúa ngoài đồng chứ không thấy ứng dụng mấy cho cây ăn quả (diện tích trên 17.000 ha), cho cây rau (diện tích trên 33.000 ha) trong vườn. Trong đề án xây dựng nông thôn mới (NTM) đã được UBND huyện Quốc Oai phê duyệt có quy hoạch các vùng sản xuất rau màu và cây ăn quả tập trung. Việc đưa cơ giới hóa vào những mảnh vườn ở đây cũng quan trọng chẳng kém những mảnh ruộng.

Yên Sơn là xã có diện tích trồng cây ăn quả lớn của huyện Quốc Oai trong đó riêng về bưởi có 35 ha, nhãn 8 ha, ổi 25 ha, phật thủ và các loại cây ăn quả khác 52 ha, cho thu nhập bình quân đạt 460 triệu/ha, chiếm tỷ trọng cao so với cơ cấu kinh tế địa phương.

Tuy nhiên, hiện nay, sản xuất nông nghiệp ở đây còn mang nặng tính sản xuất thủ công, phân tán, chất lượng, hiệu quả chưa cao. Việc đưa cơ giới hóa vào sản xuất vẫn còn nhiều hạn chế, chỉ có một số ít máy loại to, sử dụng trong việc làm đất, sạ hàng hay thu hoạch dùng cho cây lúa là chủ yếu chứ cây ăn quả thì không…

Trình diễn thử máy. Ảnh: Tư liệu. 

Trình diễn thử máy. Ảnh: Tư liệu. 

Năm 2020, được sự hỗ trợ kinh phí và chỉ đạo của Trung tâm Khuyến nông Hà Nội, Trạm Khuyến nông huyện Quốc Oai đã triển khai mô hình cơ giới hóa trong sản xuất cây rau, màu, cây ăn quả và các cây trồng cạn khác với loại máy làm đất đa năng công suất dưới 10 HP. Quy mô gồm có 7 máy và 7 hộ tham gia đều phải cam kết chưa được nhận hỗ trợ từ bất cứ nguồn kinh phí nào từ ngân sách nhà nước cho cùng một nội dung, không được chuyển nhượng máy trong 2 năm đầu sử dụng.

Sau khi ký cam kết, các máy làm đất đa năng TL601HD và phụ kiện đã được bàn giao cho những hộ tham gia mô hình dưới sự chứng kiến của cán bộ kỹ thuật chỉ đạo mô hình, đại diện chính quyền địa phương và phòng chuyên môn Trung tâm. Đồng thời các hộ này còn được hướng dẫn kỹ thuật vận hành, sử dụng, sửa chữa và bảo dưỡng máy.

Hiệu quả lớn nhưng vì sao khó nhân rộng?

Mô hình cơ giới hóa trong sản xuất cây rau, màu, cây ăn quả và các cây trồng cạn khác triển khai tại xã Yên Sơn huyện Quốc Oai được thực hiện đúng kế hoạch và đáp ứng được những yêu cầu đề ra ban đầu. Máy hoạt động tốt, tốn ít nhiên liệu, rất phù hợp cho các vườn cây ăn quả vì gọn nhẹ, người điều khiển đằng sau có thể luồn lách một cách linh hoạt.

Chỉ cần 1 người vận hành nhưng máy có thể làm đất được 0,6 ha mỗi ngày. Nếu tiến hành làm 3 vụ, mỗi vụ 10 ngày như vậy mỗi năm 1 máy bình quân làm đất đất được 18 ha.

Ngoài chức năng chính là làm đất chiếc máy với những phụ kiện khác nhau còn thực hiện được nhiều chức năng khác như xới cỏ, lên luống, vét rãnh, phun thuốc, bơm nước…Rất phù hợp cho những nhà vườn trồng cây ăn quả, rau màu tại địa phương.

Về hiệu quả kinh tế, mô hình đã giúp bà con nông dân giải phóng sức lao động, giảm áp lực thuê mướn nhân công trong lúc thời vụ, thuận tiện cho các nhà vườn, trang trại nhỏ. So với thuê lao động thủ công trước đây chỉ tính riêng khâu làm đất hết 170.000 đồng/ sào nhưng sử dụng máy làm đất đa năng chi phí chỉ hết 16.040 đồng.

Như vậy sử dụng máy làm đất đa năng, chỉ tính riêng khâu làm đất đã giảm được 153.960 đồng/ sào (4.276.740 đồng/ ha) cho người sản xuất. Ngoài ra, sử dụng máy thời gian làm đất được rút ngắn, đáp ứng được tính khẩn trương của thời vụ, không phụ thuộc nên giảm áp lực thuê mướn nhân công, hiệu quả từ mô hình còn cao hơn rất nhiều.

Máy vào vườn. Ảnh: Tư liệu.

Máy vào vườn. Ảnh: Tư liệu.

Tồn tại hiện nay là các hộ ở Quốc Oai vẫn mới chỉ sử dụng thành thạo chức năng xới đất và làm cỏ trong khi máy còn nhiều chức năng khác nữa như lên luống, phun thuốc, vét rãnh…vì vậy chưa phát huy được hết công suất để có thể tối ưu hóa sản xuất. Hơn thế nữa, do chủ yếu làm đất ở trong vườn nhà mình chứ chưa biết liên kết làm đất chung nhau cho một vài hộ lân cận nên thời gian nghỉ của máy trong năm còn nhiều.

Theo ông Kiều Minh Khuê-Trạm trưởng Trạm Khuyến nông Quốc Oai mô hình cơ giới hóa trong sản xuất cây rau, màu, cây ăn quả và các cây trồng cạn đã thực hiện trên địa bàn huyện được 2 năm, năm 2019 với 6 máy, năm 2020 với 7 máy. Cán bộ khuyến nông chỉ tư vấn những hãng máy tốt còn lựa chọn máy thế nào hoàn toàn do người dân quyết định. Giá mỗi máy vào khoảng 20 triệu tùy theo những phụ kiện đi kèm trong đó được Nhà nước hỗ trợ 50%.

Do tính chất của mô hình nên tổng mức hỗ trợ không được quá 75 triệu tương đương 6-7 hộ được hỗ trợ mỗi năm nên nhiều gia đình khác có nhu cầu áp dụng cũng không thể tham gia. Trong khi đó, nếu tự mua, một số người sẽ chọn loại hàng cũ.

Tuy giá máy không cao nhưng khác với máy cày bừa, gặt đập chủ yếu đi làm dịch vụ để kiếm tiền thì máy làm đất đa năng cỡ nhỏ dành cho cây rau, màu, cây ăn quả và các cây trồng cạn quy mô nông hộ, chủ yếu phục vụ tính chất gia đình nên người dân không ham. Bởi thế, muốn tăng tỷ lệ cơ giới hóa trong các mảnh vườn lên không gì tốt hơn là phải đẩy mạnh tuyên truyền về máy, về các công dụng rất tiện lợi của nó như làm đất, làm cỏ, lên luống, bơm nước...

Trạm cũng đề nghị Sở Nông nghiệp & PTNT Hà Nội, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội tiếp tục cho thực hiện mô hình cơ giới hóa trong sản xuất cây rau, màu, cây ăn quả và các cây trồng cạn khác ở các xã khác trên địa bàn huyện vào các năm tiếp theo để có thể lan tỏa tốt hơn.

Hiện thành phố Hà Nội đang có chính sách hỗ trợ 50% giá mua máy phục vụ sản xuất nông nghiệp nhưng lại quy định hạn mức tối đa không quá 75 triệu đồng trong khi đó ngoài máy làm đất cỡ nhỏ giá vài ba chục triệu còn có nhiều loại máy cỡ lớn có giá từ 300 đến 800 triệu đồng nên đa số nông dân không đủ vốn đầu tư. Để thúc đẩy cơ giới hóa đồng bộ trên tất cả các đối tượng cây trồng, vật nuôi rất nên cần đổi mới chính sách hỗ trợ mua máy này, không đánh đồng giá mua máy làm đất, máy tuốt lúa, máy phun thuốc trừ sâu...mà có thể hỗ trợ trực tiếp 50% linh hoạt theo các đơn giá máy khác nhau.

Theo Nguyễn Thị Thắm/nongnghiep.vn
https://nongnghiep.vn/co-gioi-hoa-ngoai-dong-nhung-dung-bo-quen-trong-vuon-d278993.html

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập141
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm135
  • Hôm nay32,305
  • Tháng hiện tại1,183,635
  • Tổng lượt truy cập88,538,705
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây