Học tập đạo đức HCM

Khai thác "mỏ vàng" du lịch nông nghiệp: Tiềm năng lớn nhưng vẫn thu lợi ít

Thứ tư - 02/12/2020 02:55
Tính đến cuối năm 2019, Việt Nam có 34.348 trang trại nông nghiệp và 17.462 hợp tác xã (HTX) nông nghiệp. Tuy nhiên theo ước tính của Bộ NNPTNT thì chỉ khoảng 3 - 5% tổng số trang trại nông nghiệp có kết hợp thêm các hoạt động du lịch.

Du lịch nông nghiệp, nông thôn còn tự phát, nhỏ lẻ

Theo đánh giá của Thứ trưởng Bộ NNPTNT Trần Thanh Nam, hiện nay các mô hình HTX phát triển du lịch rất đa dạng, trong đó, có 2 dạng mô hình HTX du lịch nông nghiệp, nông thôn là: HTX sản xuất các sản phẩm phục vụ du lịch và HTX phát triển du lịch cộng đồng, kết hợp nghỉ dưỡng (homestay).

Du lịch nông nghiệp, nông thôn: Tiềm năng lớn nhưng thu lợi ít - Ảnh 1.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm một khu du lịch cộng đồng ở TP.Cần Thơ ngày 10/12/2019. Ảnh: Nguyên Vỹ

Thứ trưởng Bộ NNPTNT Lê Minh Hoan cho rằng, phát triển du lịch gắn với nông nghiệp, nông thôn đòi hỏi sự đầu tư nghiêm túc, ổn định và lâu dài và sự đồng bộ về mọi mặt, cơ sở hạ tầng, kỹ thuật du lịch. Thời gian tới để tăng khả năng thu hút và phục vụ khách du lịch đồng thời nâng cao hiệu quả kinh tế, xã hội từ hoạt động du lịch, việc đổi mới xây dựng hệ thống sản phẩm du lịch có tính trải nghiệm và chất lượng cao là hết sức quan trọng.

Tuy nhiên, ông Nam cho rằng, hoạt động du lịch nông nghiệp, nông thôn ở các trang trại, HTX thời gian qua chủ yếu mang tính tự phát, còn nhỏ lẻ và chưa được đầu tư đúng mức.

Tại báo cáo thực trạng và tiềm năng phát triển kinh tế trang trại, HTX gắn với du lịch nông nghiệp, nông thôn của Bộ NNPTNT đưa ra con số, tính đến hết năm 2019, cả nước có 34.348 trang trại nông nghiệp; và dự kiến đến 31/12/2020 cả nước có 17.462 HTX nông nghiệp và 68 liên hiệp HTX nông nghiệp.

Mặc dù số lượng trang trại nông nghiệp và HTX nông nghiệp không ngừng tăng theo từng năm, tuy nhiên, Bộ NNPTNT cũng đưa ra con số đáng buồn là chỉ có từ 3 - 5% tổng số trang trại nông nghiệp của từng địa phương ngoài sản xuất nông nghiệp có kết hợp thêm các hoạt động du lịch nông nghiệp nông thôn và đa số các trang trại loại này không có hoạt động lưu trú khách du lịch qua đêm.

Về vấn đề này, Bộ NNPTNT chỉ ra nguyên nhân, đó là hoạt động du lịch trong các trang trại, HTX nông nghiệp chủ yếu phát triển tự phát, không có quy hoạch nên chưa thu hút được nhiều khách du lịch. Bên cạnh đó, lao động làm việc trong các trang trại, HTX nông nghiệp không được đào tạo, thiếu kiến thức và kỹ năng du lịch nông nghiệp.

Cùng với đó, là công tác quản lý nhà nước về trang trại, HTX gắn với du lịch nông nghiệp, nông thôn chưa được hoàn thiện.

Cũng theo đánh giá của Tổng cục Du lịch (Bộ VHTTDL), bên cạnh mặt tích cực, phát triển loại hình, sản phẩm du lịch nông nghiệp, nông thôn vẫn còn nhiều hạn chế, hiệu quả kinh tế - xã hội thấp, chưa tương xứng với thế mạnh của một đất nước nông nghiệp. Đơn cử, sản phẩm du lịch nông nghiệp, nông thôn, được khai thác chủ yếu dựa trên tài nguyên tự nhiên nên còn nghèo nàn, đơn điệu, dễ trùng lặp tại các địa phương có chung điều kiện tự nhiên sinh thái. Phần lớn các sản phẩm du lịch nông thôn chưa được đầu tư theo chiều sâu với quy mô và chất lượng để có thể trở thành sản phẩm chủ đạo, có giá trị cốt lõi và khả năng cạnh tranh cao. Nhiều sản phẩm du lịch nông thôn chỉ mang tính chất bổ trợ, khả năng thu hút khách lưu trú thấp.

Du lịch là động lực tạo sinh kế cho nông dân

Hà Giang là địa phương có nhiều thế mạnh để phát triển du lịch gắn với nông nghiệp. Trong thời gian qua tỉnh này đã và đang khai thác nhiều loại hình du lịch như: Du lịch địa chất, cộng đồng, sinh thái, hang động, tâm linh, du lịch gắn với nông nghiệp và dược liệu... Trong đó, phát triển du lịch nông nghiệp được xác định là một trong những hướng đi mới của Hà Giang. Phát triển nông nghiệp, làng nghề gắn với du lịch trải nghiệm, du lịch cộng đồng trong thời gian qua đã được tỉnh quan tâm và đưa vào nghị quyết chuyên đề tại Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Hiện nay, sản phẩm du lịch nông nghiệp, làng nghề chủ yếu khai thác dưới mô hình du lịch cộng đồng phục vụ khách du lịch muốn tìm hiểu tham quan, khám phá, trải nghiệm.

Điển hình như tour tham quan mùa lúa chín trên những thửa ruộng bậc thang Hoàng Su Phì, ngắm mùa hoa tam giác mạch, hoa đào, mận, lê là một trong những sản phẩm đặc trưng mang thương hiệu của Hà Giang và được tìm hiểu văn hóa, phong tục, tập quán, nét sinh hoạt của các gia đình người dân tộc Mông, Dao, Lô Lô, Pà Thẻn...

Tỉnh Hòa Bình cũng được đánh giá là một trong những địa phương có tiềm năng phát triển du lịch gắn với nông nghiệp, nông thôn. Tỉnh đã đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ thu hút đầu tư được 290 cơ sở homestay, trong đó có 20 cơ sở homestay có sản phẩm OCOP từ 2-3 sao.

Trao đổi với phóng viên Báo NTNN, ông Ngô Hoài Chung - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch cho biết, việc định hướng phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn với các sản phẩm du lịch cộng đồng, các trang trại nghỉ dưỡng nông thôn chất lượng cao… sẽ đem lại lợi ích đồng thời cho cả du lịch và nông nghiệp, góp phần phát triển nông thôn mới bền vững. 

Theo Minh Ngọc/danviet.vn
https://danviet.vn/khai-thac-mo-vang-du-lich-nong-nghiep-tiem-nang-lon-nhung-van-thu-loi-it-20201130110953811.htm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập97
  • Hôm nay33,946
  • Tháng hiện tại316,700
  • Tổng lượt truy cập92,694,364
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây