Học tập đạo đức HCM

Đắk Lắk: 8X quyết chặt cà phê, bỏ chanh dây trồng vườn sâm tốt bời bời, củ rất to

Thứ bảy - 20/06/2020 02:53
Ở giữa vùng đất có thế mạnh về cây công nghiệp và cây ăn trái, nhưng anh Võ Trí (thôn 2, xã Ea Wy, huyện Ea H’leo, tỉnh Đắk Lắk) không làm nông nghiệp theo lối mòn mà có suy nghĩ, cách làm khác biệt, mới mẻ. Anh Võ Trí thêm một lần khiến người ta ngạc nhiên khi phá bỏ vườn chanh dây, đưa vào trồng sâm bố chính

Sinh năm 1985, gắn bó với rẫy nương từ nhỏ, Trí hiểu rất rõ thực tế là người nông dân rất vất vả, nhưng thu nhập thấp do chỉ quen với cách làm cũ và những loại cây trồng quen thuộc. Năm 2017, sau khi lập gia đình, anh được bố mẹ để lại 3 ha rẫy cà phê để làm ăn. 

Đắk Lắk: Chặt hết cà phê, phá vườn chanh dây, té ra 1 thời gian sau "mọc" lên toàn sâm - Ảnh 1.

Vườn sâm Bố Chính của anh Võ Trí.

Công việc đầu tiên của anh là chặt hết cà phê đang cho thu hoạch rồi để đất trống trong sự ngỡ ngàng của mọi người. Té ra, anh cho đất nghỉ ngơi sau thời gian dài canh tác liên tục. Sau khi đất hồi phục, anh đem giống chanh dây về trồng toàn bộ diện tích vườn. 

Đây là cách làm hoàn toàn khác với nông dân địa phương, bởi chanh dây thường chỉ được trồng xen trong các vườn cây dài ngày do thị trường tiêu thụ không ổn định, phụ thuộc thị trường Trung Quốc nên thu nhập bấp bênh. 

Giải pháp của anh Trí là liên kết với doanh nghiệp trồng chanh dây theo phương pháp hữu cơ để xuất sang thị trường châu Âu. Với cách làm này, vườn cây của anh cho năng suất cao, trái to, đồng đều nên giá bán cao hơn nhiều so với thị trường, mỗi năm thu nhập khoảng 500 triệu đồng.

Đắk Lắk: Chặt hết cà phê, phá vườn chanh dây, té ra 1 thời gian sau "mọc" lên toàn sâm - Ảnh 2.

Vườn sâm Bố Chính của anh Võ Trí.

Sau khi thắng lớn từ việc trồng chanh dây và loại cây này cũng bắt đầu xuống giá, cuối năm 2019, anh Võ Trí thêm một lần khiến người ta ngạc nhiên khi phá bỏ vườn chanh dây, đưa vào trồng sâm bố chính – loại cây trên địa bàn tỉnh gần như chưa có ai trồng. Anh cho biết, qua tìm hiểu ở các tỉnh khác được biết, đây là loại dược liệu quý, có giá trị kinh tế cao nhưng còn lạ lẫm tại địa phương nên quyết định đưa giống sâm này về trồng trên vùng đất đỏ. Bên cạnh tìm hiểu thông tin trên internet và thực tế nhiều nơi để nắm chắc kỹ thuật chăm sóc, anh còn tìm cách kết nối với các doanh nghiệp dược liệu bao tiêu đầu ra rồi mới bắt tay vào trồng. Cuối năm 2019, anh tiến hành cải tạo vườn, đầu tư hệ thống tưới tự động và xuống giống 4 ha sâm Bố Chính. Theo anh, loại cây này gieo hạt từ đầu mùa mưa và thu hoạch vào cuối mùa khô năm sau; tuy chăm sóc không khó nhưng đất phải bảo đảm tơi xốp, đủ sáng, mùa khô tưới 2 ngày/lần nên đòi hỏi nguồn nước tưới ổn định. Bên cạnh đó, đất phải xử lý, rải vôi bột để diệt mầm bệnh kỹ lưỡng, việc phòng trị bệnh thực hiện bằng phương pháp sinh học hữu cơ. Ngoài ra, nhà thu mua sẽ kiểm định gắt gao về chất lượng vì sản phẩm này chủ yếu dùng cho mục đích làm dược liệu, thực phẩm, nên quá trình canh tác tuyệt đối không được sử dụng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật. Hiện vườn sâm của anh đã chuẩn bị bước vào thời điểm thu hoạch, năng suất đạt khoảng 5 – 6 tấn/ha, phần lớn sản lượng được doanh nghiệp bao tiêu với giá từ 60.000 – 90.000 đồng/kg, số còn lại bán lẻ với giá cao hơn, tính ra mỗi ha dược liệu thu lãi 250 triệu đồng sau khi đã trừ chi phí.

Từ thành công của vụ sâm Bố Chính đầu tiên, anh Trí cho biết, mùa mưa sắp tới sẽ xuống giống thêm 2 ha cây dược liệu này. Bên cạnh đó, anh cũng đã đưa vào trồng một số loại cây mới lạ khác tại địa phương như: cà gai leo (2 ha), dưa lưới (1 sào) và đang tìm hiểu trồng thêm các giống cây ăn trái mới giá trị kinh tế cao. Theo anh, phần lớn người dân địa phương chủ yếu trồng tiêu, cà phê, cao su, nhưng thời gian gần đây, các loại nông sản này xuống giá, bị sâu bệnh, hạn hán khiến nhiều người bỏ vườn nên anh sẵn sàng hỗ trợ bà con nông dân về kỹ thuật, kết nối đơn vị cung cấp nguồn giống và tiêu thụ sản phẩm, qua đó giúp người dân nâng cao thu nhập. Có thể nói, tinh thần dám nghĩ, dám làm, cùng mong muốn mang một luồng gió mới cho nông nghiệp của chàng thanh niên này đáng để người dân học tập, nhất là những bạn trẻ đang ấp ủ giấc mơ làm giàu trên mảnh đất quê hương.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập303
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm300
  • Hôm nay33,077
  • Tháng hiện tại326,923
  • Tổng lượt truy cập87,681,993
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây