Học tập đạo đức HCM

Những tỷ phú nuôi trồng thủy sản từ nguồn vốn Agribank

Thứ sáu - 19/06/2020 12:25
Nhờ cần cù, chịu khó, biết cách tổ chức sản xuất và sử dụng đồng vốn vay từ Agribank hiệu quả, nhiều ngư dân từ khó khăn nay trở thành tỷ phú vững chãi.
Bè nuôi trồng thủy sản của Nguyễn Hải Long tạo công ăn việc làm từ 12-15 lao động. Ảnh: Kim Sơ.

Bè nuôi trồng thủy sản của Nguyễn Hải Long tạo công ăn việc làm từ 12-15 lao động. Ảnh: Kim Sơ.

Ghi nhận tại vùng nuôi trồng thủy sản huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa), chúng tôi tiếp xúc nhiều ngư dân là những trường hợp như thế.

Từ tỷ phú ốc hương, cá mú

Chúng tôi đến thôn Hà Già, xã Vạn Hưng (Vạn Ninh) hỏi ông Trương Văn Phê, hầu như ai cũng biết đến là người nuôi trồng thủy sản giỏi, quy mô lớn nhất ở khu vực thôn Xuân Đông, hiện ông Phê sở hữu diện tích ao nuôi trên 10 ha.

Theo chỉ dẫn, chúng tôi tìm đến khu nuôi thủy sản của ông Phê có vị trí nằm giáp biển vịnh Vân Phong. Cơ sở trang thiết bị phục vụ nuôi, kênh mương dẫn nguồn nước biển được ông đầu tư rất bài bản, hiện đại. Hiện ông thả nuôi với hình thức đa canh. Cụ thể, một số diện tích ao lót bạt thả tôm thẻ chân trắng, một số ô khác thả ốc hương và cá mú.

Tỷ phú nuôi trồng thủy sản Trương Văn Phê. Ảnh: Kim Sơ.

Tỷ phú nuôi trồng thủy sản Trương Văn Phê. Ảnh: Kim Sơ.

Ông Phê cho biết, trước đây ông nuôi chủ lực là ốc hương, trung bình mỗi năm thu hoạch từ 50 – 60 tấn, trừ chi phí mỗi lãi hàng tỷ đồng.

Tuy nhiên sau cơn bão số 12 vào cuối năm 2017, việc nuôi ốc hương không còn thuận lợi nên ông chuyển một số diện tích sang nuôi cá mú. Vụ nuôi năm 2018-2019, ông xuất khoảng 70.000 cá mú, trọng lượng từ 1-2 kg/con, bán với giá 160-170 ngàn đ/kg, lãi khoảng 3 tỷ đồng.

Thấy nuôi hiệu quả, đầu năm 2019 ông thả cá mú với số lượng trên 100.000 con và đã đạt trọng lượng xuất bán, ước sản lượng trên 100 tấn. Tuy nhiên do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19, giá cá giảm, tiêu thụ chậm nên ông chưa xuất xong, nhưng xuất hết lứa cá này cũng thu khoảng 20 tỷ đồng đồng.

Nhớ lại thời điểm trước năm 1998, ông Phê kể gia đình ông chỉ là nhà tranh vách đất, đồng vốn ít ỏi. Sau đó, nhờ được vay vốn từ Ngân hàng Agribank Chi nhánh Vạn Ninh ông khởi nghiệp nuôi tôm hùm. Nhờ nuôi hiệu quả và có lãi nên số lượng ô lồng ngày càng mở rộng lên đến gần 100 ô lồng.

Đến năm 2007-2008, ông phát triển thêm nuôi ốc hương tại thôn Xuân Đông. Và, nhờ con ốc hương đã giúp gia đình ông ngày càng khấm khá, nhà cao cửa rộng, sắm xe hơi và mở rộng diện tích ao nuôi tăng dần theo hàng năm.

 
Khu nuôi trồng thủy sản của ông Trương Văn Phê được đầu tư bài bản. Ảnh: Kim Sơ.

Khu nuôi trồng thủy sản của ông Trương Văn Phê được đầu tư bài bản. Ảnh: Kim Sơ.

“Tôi có được cơ ngơi như hôm nay nhờ sự hỗ trợ đắc lực từ vốn vay của Chi nhánh ngân hàng Agribank Vạn Ninh trong suốt thời gian qua, nhất là khi bão số 12 gây thiệt hại nặng nề về nuôi trồng thủy sản. Chính ngân hàng đã hỗ trợ tối đa cho vay giúp tôi nhanh chóng khôi phục sản xuất sau bão”, ông Phê khẳng định và cho biết thêm, một lần nữa trong năm 2020, do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19, Ngân hàng tiếp tục hỗ trợ cho ông vay ưu đãi 1,5 tỷ đồng từ chương trình gói tín dụng 100.000 tỷ của Agribank, để trang trải chi phí sản xuất, chờ cá xuất bán.

Đến tỷ phú tôm hùm, cá bớp

Nếu như ở xã Vạn Hưng có ông Trương Văn Phê thì tại thị trấn Vạn Giã có tỷ phú nuôi trồng thủy sản Nguyễn Hải Long (SN 1977), vừa nuôi tôm hùm, vừa cung cấp thức ăn cho thủy sản.

Tiếp chúng tôi tại ngôi nhà tầng mái thái nằm trên mặt tiền đường biển đắt đỏ ở thị trấn Vạn Giã, anh Long cho biết, gia đình anh có cơ ngơi hôm này là nhờ nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên để gây dựng được sự nghiệp phát triển, Agribank đã hỗ trợ cho anh vay vốn trong suốt thời gian qua, đặc biệt là sau bão số 12 gây thiệt hại cho gia đình hơn 10 tỷ đồng.

Đưa chúng tôi bằng ca nô tham quan bè nuôi tôm hùm và cá bớp tại vùng nuôi quy hoạch ở lạch Cổ Cò, xã Vạn Thạnh. Anh Long kể, năm 2003 anh khởi nghiệp nuôi tôm hùm khi nuôi tôm sú thất bại. Ban đầu với số vốn ít ỏi, anh vay thêm 60 triệu đồng từ Agribank Chi nhánh Vạn Ninh thả 20 lồng tôm hùm bông. Nhờ tổ chức quản lý nuôi tốt nên vụ nào anh cũng thắng lợi, có lãi và mở rộng quy mô sản xuất.

Tỷ phú nuôi trồng thủy sản Nguyễn Hải Long. Ảnh: Kim Sơ.

Tỷ phú nuôi trồng thủy sản Nguyễn Hải Long. Ảnh: Kim Sơ.

Đến năm 2016, gia đình đã sở hữu 300 ô lồng nuôi tôm hùm. Giai đoạn từ năm 2013 đến 2015, trung bình mỗi năm anh lãi từ 2,5-3 tỷ. Đặc biệt, năm 2016 anh xuất 10 tấn tôm hùm lãi 4 tỷ đồng. Sau 2017, anh chuyển sang nuôi thêm cá bớp rất hiệu quả. Cụ thể, từ tháng 7/2019 đến đầu 2020 anh xuất khoảng 230 tấn cá bớp doanh thu 30 tỷ, trừ chi phí lãi gần 6 tỷ.

Hiện nay số lượng cá bớp lớn và nhỏ trên bè của anh trên 40 ngàn con và 25 ngàn con tôm xanh, gần 1.000 con tôm bông, ước giá trị gần 20 tỷ đồng. Bên cạnh làm giàu, anh còn tạo công ăn việc làm từ 12-15 lao động, với mức trả lượng 4,5-5 triệu đồng/lao động/tháng.

Ông Nguyễn Phương Thảo,  Phó Giám đốc phụ trách Aribank Chi nhánh Vạn Ninh cho biết, những năm qua ngân hàng luôn tạo điều kiện cho vay để bà con phát triển thủy sản. Như cơn bão số 12, bà con thiệt hại nặng nề về thủy sản nhưng ngân hàng vẫn tạo điều kiện cho bà con vay vốn để tái sản xuất. Bên cạnh đó, trong năm 2020 dịch bệnh Covid-19 tiếp tục ảnh hưởng nặng nề đối với bà con khi sản phẩm nuôi rớt giá, tiêu thụ chậm. Tuy nhiên bà con có nhu cầu vay, trên cơ sở quan hệ tín dụng và những quy trình nghiệp vụ của ngành, nếu phù hợp ngân hàng đều sẵn sàng hỗ trợ cho bà con duy trì, mở rộng sản xuất.

Ông Thảo cho biết thêm, riêng lĩnh vực thủy sản mỗi năm ngân hàng cho vay dư nợ chiếm gần 50% tổng dư nợ của Chi nhánh. Và nhờ vốn vay này nhiều ngư dân đã tận dụng phát huy hiệu quả, vươn lên làm giàu.

 

Nguồn tin: Kim Sơ/nongnghiep.vn:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập198
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm197
  • Hôm nay40,607
  • Tháng hiện tại543,765
  • Tổng lượt truy cập92,921,429
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây