Sản phẩm Trứng của Công ty Ba Huân tại huyện Phúc Thọ đạt tiêu chuẩn 4 sao. Ảnh: Thiện Tâm. |
Ông Nguyễn Văn Mạnh, Phó Chủ tịch phụ trách UBND xã Tam Thuấn, huyện Phúc Thọ cho biết, xã Tam Thuấn vốn có giống hoa Huệ đặc trưng chỉ có riêng ở xã Tam Thuấn. Đây không phải giống hoa đơn thông thường mà hoa huệ Tam Thuấn là giống hoa kép phát triển được quanh năm. Thực hiện chủ trương chuyển đổi, UBND xã Tam Thuấn cũng đã quy hoạch vùng trồng hoa Huệ của xã đạt 40 ha. Dự kiến trong năm 2020 và những năm tiếp theo, xã Tam Thuấn sẽ tiếp tục chuyển đổi vùng cấy lúa kém hiệu quả sang phát triển mô hình trồng hoa Huệ thêm 30 ha nữa. Giá trị kinh tế trồng hoa Huệ cao hơn gấp 20 lần so với phát triển trồng lúa. Trong năm 2020 này, tham gia chương trình Mỗi xã một sản phẩm sẽ hỗ trợ địa phương đẩy mạnh tuyên truyền quảng bá, giới thiệu sản phẩm để mở rộng diện tích, thúc đẩy tiêu thụ và phát triển bền vững sản phẩm chủ lực của địa phương.
Ông Phạm Thanh Hùng, Giám đốc Công ty TNHH Ba Huân Hà Nội chia sẻ, với mong muốn mở rộng thị trường tiêu thụ ra Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, Công ty Ba Huân đã đầu tư xây dựng nhà máy xử lý và chế biến trứng gia cầm công nghệ cao tại thị trấn Phúc Thọ, huyện Phúc Thọ. Là một thương hiệu mới trên thị trường Hà Nội, để chiếm lĩnh niềm tin của người tiêu dùng vào chất lượng của sản phẩm, năm 2019, Công ty Ba Huân Hà Nội đã đăng ký 5 sản phẩm tham gia Chương trình Mỗi xã một sản phẩm gồm: Trứng gà, trứng gà ta, trứng gà ác, trứng cút và trứng vịt. Qua đánh giá phân hạng của Hội đồng thẩm định, các sản phẩm của Công ty đều đạt tiêu chuẩn 4 sao. Đó là điều kiện để Công ty mở rộng thị trường tiêu thụ, ký kết hợp tác tiêu thụ sản phẩm của Công ty. Hiện nay, với sản lượng 150 nghìn quả trứng mỗi ngày, sản phẩm của Công ty cũng đã được tiêu thụ qua các hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện ích lớn của Hà Nội, cung cấp cho các công ty chế biến thực phẩm, các trường học và bếp ăn tập thể trên địa bàn thành phố.
Theo ông Nguyễn Đình Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Phúc Thọ, để đẩy nhanh việc triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm, huyện Phúc Thọ cũng đã hỗ trợ cho các chủ thể tham gia chương trình OCOP hoàn thiện hồ sơ, xây dựng thương hiệu cũng như hỗ trợ tập huấn và tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi để mở rộng phát triển. Theo lộ trình, huyện Phúc Thọ tới đây cũng sẽ xây dựng Đề án tổng thể tạo thuận lợi cho việc triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm của địa phương.
Ngoài ra, để tạo động lực thúc đẩy Chương trình OCOP, huyện Phúc Thọ cũng đã tổ chức gắn tem truy xuất QR code cho các sản phẩm của các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến nhằm giám sát chất lượng sản phẩm. Đây là cơ sở để phân loại cũng như hỗ trợ quảng bá sản phẩm, hình thành kênh phân phối, liên kết, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ 4.0 vào chuỗi hàng hóa. Từ đó từng bước xây dựng nền nông nghiệp 4.0 hiện đại và mang bản sắc riêng của huyện Phúc Thọ.
Theo Thiện Tâm/thanhlong.chinhphu.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã