Theo ông Hoàng Nghĩa Hiếu – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An, do dịch Covid-19, tỉnh Nghệ An có khoảng 10.000 người dân về địa phương, chính vì vậy, việc bảo vệ tốt diện tích lúa, cây rau màu, vật nuôi khỏi dịch bệnh là hết sức quan trọng. Tỉnh Nghệ An cũng xác định sẽ thúc đẩy tăng trưởng của ngành, trong bối cảnh nhiều lĩnh vực khác đang chịu những tác động không nhỏ.
Người dân huyện Phong Thổ (Lai Châu) tập kết chuối để xuất khẩu. Ảnh: Khánh Nguyên
“Đáng lo ngại là hiện trên địa bàn tỉnh có 1.700ha lúa bị bệnh đạo ôn lá, trong đó có 222ha nhiễm nặng, trong khi đó, phần lớn diện tích lúa trổ bông trong tháng 4 nên nguy cơ lúa bị bệnh đạo ôn cổ bông rất cao. Ngoài ra, diện tích lúa của tỉnh có trên 55% lúa chất lượng cao, là những giống lúa mẫn cảm với tình hình thời tiết, dịch bệnh nên chúng tôi đang chỉ đạo các địa phương, ngành chuyên môn phải kiểm soát chặt chẽ tình hình phát sinh, gây hại của dịch bệnh” - ông Hiếu cho biết.
Ông Hiếu cho hay, ngoài việc khuyến cáo người dân thực hiện sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc “4 đúng”, ngành chức năng còn yêu cầu bà con phải dùng thuốc sát đối tượng.
Ông Đặng Ngọc Sơn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh cho biết, tỉnh đang thực hiện nhiều biện pháp để thúc đẩy nông nghiệp phát triển, nhất là trong bối cảnh nhu cầu lương thực thực phẩm đang tăng cao.
“Chúng tôi đã chỉ đạo ngành chuyên môn, các địa phương tập trung xử lý dịch bệnh, về cơ bản bệnh đạo ôn lá đang được kiểm soát tốt nhưng vẫn không được lơ là chủ quan do tình hình thời tiết diễn biến khá phức tạp” - ông Sơn nói thêm.
Ngành nông nghiệp Lâm Đồng cũng đặt ra mục tiêu thúc đẩy phát triển sản xuất ngay trong tình hình còn dịch bệnh với trọng tâm là đảm bảo chăn nuôi, lương thực, rau quả và các loại cây trồng ngắn ngày khác.
Theo số liệu thống kê của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Lâm Đồng, trong 3 tháng đầu năm 2020, tổng diện tích gieo trồng rau, hoa của cả tỉnh 25.502ha, đạt 103,1% kế hoạch, bao gồm: Rau, đậu các loại 22.120ha, hoa các loại đạt 3.382,5ha.
Hiện các địa phương có các vùng trồng nông sản lớn như Đà Lạt, Đơn Dương, Đức Trọng đã lên kế hoạch tăng sản lượng để mở rộng tối đa khả năng sản xuất kinh doanh và tăng thị trường tiêu dùng trong nước cũng như xuất khẩu.
Trong khi đó, Sở NNPTNT tỉnh Lai Châu phối hợp với các ngành liên quan và các địa phương tiếp tục tuyên truyền tới các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh về các cơ chế, chính sách, đề án đã được ban hành để thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp.
Trong đó, tập trung khuyến khích chuyển đổi diện tích lúa, ngô kém hiệu quả để thu hút đầu tư phát triển mở rộng diện tích các cây trồng chủ lực, có lợi thế của từng địa phương như cây dược liệu, cây ăn quả... Chỉ đạo người dân gieo cấy một số giống lúa thuần chất lượng cao để đẩy mạnh cơ cấu theo hướng tăng giá trị sản phẩm trên đơn vị diện tích đất canh tác.
Đối với vùng trồng chuối xuất khẩu chủ yếu là ở huyện Phong Thổ, huyện tăng cường tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn nông dân tập trung chăm sóc tốt gần 4.000ha chuối hiện có; phòng trừ sâu bệnh kịp thời, đảm bảo vùng chuối không nhiễm bệnh; tổ chức tìm kiếm thị trường tiêu thụ trong nước và các thị trường nước ngoài.
Nguồn tin: hánh Nguyên/danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã