Học tập đạo đức HCM

Hiệu quả từ các mô hình hỗ trợ nông dân

Thứ hai - 09/08/2021 09:04
HNP - Nhiều năm qua, triển khai thực hiện Kết luận số 61-KL/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về đề án “Nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân Việt Nam trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020”, các cấp Hội Nông dân TP đã đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ nông dân, phát triển các mô hình kinh tế tập thể, các phong trào thi đua, các cuộc vận động, đóng góp tích cực vào kết quả phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân.

Người dân xã Tuy Lai (huyện Mỹ Đức) góp sức xây dựng đường giao thông nông thôn trên địa bàn


Tuyên truyền vận động nông dân tham gia xây dựng nông thôn mới
 
13 năm qua, Thành ủy Hà Nội đã chỉ đạo các cấp Hội Nông dân Thành phố đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nông dân dồn điền, đổi thửa, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đưa các loại giống và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, xây dựng và phát triển các mô hình kinh tế trang trại, VAC, các ngành nghề truyền thống, hình thành và phát triển các vùng sản xuất lúa chất lượng cao, hoa cây cảnh, các trang trại quy mô lớn, các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung sản xuất hàng hóa chuyên canh tập trung. Thực hiện Chương trình 02 của Thành ủy Hà Nội khóa XV, XVI, Hội Nông dân TP đã xây dựng chương trình hành động thực hiện, tuyên truyền nâng cao nhận thức cho nông dân về “Phong trào toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới”, 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới, các chính sách hỗ trợ của Thành phố trong xây dựng nông thôn mới, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nông dân thực hiện tích tụ, tập trung ruộng đất, chuyển đổi cơ cấu, hình thành các vùng sản xuất chuyên canh tập trung quy mô lớn, cơ giới hóa trong sản xuất. Đến hết năm 2015, Thành phố đã hoàn thành công tác dồn điền đổi thửa với tổng diện tích 76.891ha. Tích cực vận động nông dân tham gia đóng góp vào quy hoạch, đề án xây dựng nông thôn mới và giám sát việc thực hiện đề án tại địa phương; tham gia kiểm tra đánh giá việc tổ chức thực hiện Chương trình, qua đó, nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm của cán bộ, hội viên nông dân tạo sự đồng thuận, thống nhất cao trong nhân dân về xây dựng nông thôn mới. Tính đến nay, toàn Thành phố đã có 12/18 huyện, thị xã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, 368/382 xã (96,3%) đạt chuẩn nông thôn mới, 29 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.
 
Bên cạnh đó, các cấp Hội còn đẩy mạnh tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên nông dân tham gia xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, trong 13 năm qua, các cấp Hội đã vận động nông dân hiến gần 564.000m2 đất, hơn 9,6 triệu ngày công, gia sửa chữa gần 8.000 km đường giao thông nông thôn, nạo vét, kiên cố hoá 17.221km kênh mương nội đồng phục vụ sản xuất, đóng góp gần 150 tỷ đồng xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn…
 
Hỗ trợ các nguồn vốn cho nông dân phát triển sản xuất
 
Hội Nông dân Thành phố đã tham mưu cho UBND TP ban hành Chỉ thị số 27/CT-UBND, ngày 20/10/2009 về “Tăng cường chỉ đạo thực hiện công tác xây dựng Qũy hỗ trợ nông dân Thành phố Hà Nội”, “Quyết định số 11/QĐ-UBND ngày 10/4/2013 về “Quy định lại chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của Quỹ hỗ trợ nông dân Thành phố Hà Nội”, Quyết định số 714/QĐ-UBND ngày 10/2/2015 về “Thành lập Ban điều hành Qũy hỗ trợ nông dân Thành phố Hà Nội”; chỉ đạo các cấp Hội tăng cường đổi mới quản lý và nâng cao hiệu quả hoạt động Quỹ hỗ trợ nông dân. Trong 10 năm qua (2010 - 2020), UBND TP đã cấp bổ sung 520 tỷ đồng đưa tổng nguồn vốn quỹ hỗ trợ nông dân cấp Thành phố đạt 562,176 tỷ đồng, hỗ trợ 164.698 hộ hội viên nông dân tham gia 5.211 dự án vay vốn Quỹ hỗ trợ nông dân. Hàng năm, Ban điều hành Quỹ hỗ trợ nông dân Thành phố chỉ đạo các huyện, quận, thị xã triển khai mỗi đơn vị 01 mô hình vay vốn từ 300 đến tối đa 750 triệu đồng, mức vay tối đa 50 triệu đồng/hộ, bước đầu cho kết quả như mô hình: trồng măng tây xã Hồng Thái, (Phú Xuyên); hoa lan ở chi hội hoa lan (Đông Anh); nuôi gà đồi ở xã Thụy An, (Ba Vì)… Một số huyện lồng ghép xây dựng mô hình kinh tế tập thể với việc xây dựng mô hình vay vốn quỹ hỗ trợ nông dân như mô hình: trồng hoa hồng ở xã Mê Linh (Mê Linh), trồng cây ăn quả ở xã Nam Phương Tiến (Chương Mỹ), trồng rau an toàn ở xã Thọ An (Đan Phượng)… Các cấp Hội còn phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng Chính sách xã hội tạo điều kiện cho hội viên, nông dân vay vốn sản xuất, kinh doanh. Đến nay, các cấp Hội đã thành lập được 1.925 tổ tiết kiệm và vay vốn có 65.339 thành viên với dự nợ 2.490 tỷ 539 triệu đồng, tăng 200% so với năm 2010.
 
Bên cạnh đó, các cấp Hội còn đẩy mạnh phối hợp với các ngành chức năng tổ chức 46.957 buổi tập huấn, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ cao cho 3.301 lượt cán bộ, hội viên nông dân, cán bộ hợp tác xã, tổ hợp tác về kỹ thuật chăm sóc cây trồng, vật nuôi, thông tin kinh tế, thị trường và các biện pháp kỹ thuật phòng chống dịch bệnh… Phối hợp hướng dẫn, hỗ trợ nông dân xây dựng trên 1.200 mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ mới theo tiêu chuẩn chất lượng VietGap. Tổ chức tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý cho 665.429 lượt cán bộ, hội viên, nông dân với 11.692 vụ, việc. Phối hợp cung ứng vật tư đầu vào, máy nông nghiệp hỗ trợ nông dân sản xuất…
 
Đoàn kết giúp nhau giảm nghèo bền vững 
 
Nhiều năm qua, các cấp Hội Nông dân đã phối hợp tuyên truyền, vận động hội viên nông dân đẩy mạnh phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu giảm nghèo bền vững. Đây là phong trào trọng tâm, nòng cốt, xuyên suốt trong các phong trào thi đua của Hội là động lực quan trọng trong việc vận động nông dân thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án của Thành ủy, UBND TP về phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân. Từ năm 2008 đến 2020, đã có 3.631.516 lượt hộ hội viên đăng ký hộ sản xuất kinh doanh giỏi các cấp, qua bình xét có 2.380.419 lượt hộ hội viên đạt danh hiệu hộ sản xuất kinh doanh giỏi các cấp. Tỷ lệ hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi các cấp bình quân đạt 65,5% so với số hội viên đăng ký. 
 
Cùng với đó, các cấp Hội đã vận động nông dân Thành lập các tổ đoàn kết giúp nhau giảm nghèo, từ 403 tổ và có 7.720 hội viên tham gia vào năm 2002 đến nay các cấp Hội đã vận động xây dựng được 2.043 tổ với 38.340 thành viên tham gia. Vận động nông dân tương trợ giúp đỡ nhau với 1.271.559 ngày công, trị giá trên 265.028 tỷ đồng; vận động hỗ trợ nhau về cây, con giống, lương thực, vật tư nông nghiệp phục vụ sản xuất trị giá hàng trăm tỷ đồng. Từ năm 2008 đến nay, Hội các cấp đã trực tiếp và phối hợp giúp đỡ 92.482 hộ thoát nghèo, góp phần tích cực vào việc giảm tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn của Thành phố từ 5,43% (năm 2016) xuống còn 0,37% (năm 2020). Phối hợp ủng hộ xây mới sửa chữa 2.376 căn nhà, tặng 1.722 sổ tiết kiệm cho hộ các gia đình chính sách, hội viên nghèo, có hoàn cảnh khó khăn. 
 
Theo đồng chí Phạm Hải Hoa, Chủ tịch Hội Nông dân Thành phố, trong thời gian tới, các cấp Hội tiếp tục vận động cán bộ, hội viên nông dân tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới, văn minh đô thị, tái cơ cấu nông nghiệp, tích tụ, tập trung ruộng đất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo quy hoạch, áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, kinh doanh. Hướng dẫn hội viên nông dân xây dựng nhân rộng các mô hình, điển hình phát triển kinh tế, các làng nghề, loại hình dịch vụ. Phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành Thành phố và các cơ quan, doanh nghiệp liên quan để tổ chức các hoạt động dịch vụ, hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế, xã hội nông thôn…

Theo Thu Uyên/hanoi.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập278
  • Hôm nay44,988
  • Tháng hiện tại560,229
  • Tổng lượt truy cập92,937,893
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây