Học tập đạo đức HCM

Về xã Tượng Sơn thăm những vườn rau sạch

Thứ ba - 25/04/2017 21:53

Trong sản xuất rau màu hiện nay, việc sử dụng phân bón hóa họ­­c và thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) rất phổ biến. Tuy nhiên, bên cạnh mang lại năng suất cao, việc lạm dụng phân bón, thuốc BVTV gây ra nhiều tác hại như ô nhiễm môi trường, tồn dư hóa chất trong sản phẩm, ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng. Mặt khác, hiện nay, người tiêu dùng cũng khắt khe hơn trong việc lựa chọn sản phẩm để sử dụng, nhất là với những sản phẩm là rau, củ, quả được dùng hàng ngày. Vì thế, người sản xuất cần thay đổi tư duy, chú trọng  hơn vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm. Và những vườn rau sạch được trồng theo phương pháp canh tác tự nhiên ở thôn Hà Thanh, xã Tượng Sơn  đã thật sự mang đến cho người tiêu dùng sự yên tâm khi sử dụng sản phẩm.

Khi đến thăm vườn chị Hoàng Thị Thư (Thôn Hà Thanh, xã Tượng Sơn, huyện Thạch Hà), vườn có diện tích hơn 2000m2, được bố trí bài bản khoa học, hợp lý về diện tích trồng cây ăn quả (600m2); trồng rau màu, rau ăn lá (500 m2) và sản xuất các loại cây giống trong nhà lưới (100 m2). Vườn có hệ thống tưới phun sương vừa hiệu quả, vừa tiết kiệm nước. Ngoài ra, phía trước vườn còn có 700 m2 ao nuôi cá, trước cổng có giàn vòm trồng các các rau quả vừa tạo bóng mát, vừa cho thu nhập. Không chỉ tạo được cảnh quan đẹp mà đặc biệt với cách canh tác tự nhiên, không sử dụng phân bón hóa họ­­c và thuốc bảo vệ thực vật mà thay vào đó, chị chỉ sử dụng các loại phân bón, thuốc phòng trừ sâu bệnh hữu cơ đảm cho cây được cung cấp chất dinh dưỡng một cách tự nhiên. Phân bón hữu cơ được ủ từ các phụ phẩm nông nghiệp, còn thuốc trừ sâu bệnh được tạo ra dựa vào các chất liệu tự nhiên trong chính vườn của mình như: gừng, tỏi, ớt… Trên các cây trồng cho quả như: ổi, cam, chanh, … đều được treo các bẫy sâu bọ.

 Upload

Vườn chị Hoàng Thị Thư, thôn Hà Thanh, xã Tượng Sơn

 

Gần đó, vườn ông Dương Kim Hoàng  với diện tích 2000 m2, trong đó: Diện tích trồng cây ăn quả 600m2, có hệ thống giàn trồng rau được lắp ghép bằng ống thép một cách thông minh, dễ dàng lắp ráp và di chuyển có diện tích 200 m2, phía sau vườn có ao nuôi cá và trên bờ ao được bố trí trồng rau quả, trên mặt ao thiết kế giàn trồng rau quả rất hợp lý. Với cách làm đó, không chỉ tạo cảnh qua môi trường đẹp mà còn tiết kiệm diện tích và tăng thu nhập cho gia đình. Cũng giống với chị Thư, những vườn rau, quả trong vườn ông Hoàng đều được canh tác theo phương pháp tự nhiên, đều sử dụng các loại phân bón, thuốc phòng trừ sâu bệnh hữu cơ mà ông tự làm ra.  

Cách đó không xa, vườn nhà chị Trần Thị Vinh với 1.400 m2, chủ yếu trồng các loại rau, quả như: mướp đắng, bí xanh, dưa chuột, rau mồng tơi, rau dền… Nhưng không khi nào chị ế hàng mà còn được thương lái đến tận nhà thu mua. Bởi các loại rau quả từ vườn chị đều đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm. Khi được hỏi về đầu ra, chị cho biết: “Thời gian đầu cũng khó khăn, vì ra chợ khó phân biệt sản phẩm đâu là sạch, đâu là không sạch. Nhưng khi các hộ dân trong  thôn ai nấy đều trồng theo hướng canh tác tự nhiên này, cùng tìm đầu mối để nhập và họ về tận nơi để xem nên dần sau này có nhiều người đã tìm tới tận vườn để mua, nhiều lúc không có đủ rau để bán”. Chị còn cho biết thêm: “Trước đây, khi trồng rau, cứ phát hiện có sâu bệnh là tôi lại sử dụng thuốc BVTV để phun. Mặc dù mang áo quần bảo hộ đầy đủ nhưng mỗi lần phun xong tôi vẫn mệt bã cả người. Trong khi với phương pháp canh tác tự nhiên này, thuốc trừ sâu bệnh được tạo ra từ gừng, tỏi, ớt... lên men nên rất an toàn cho con người cũng như môi trường. Có khi tôi đang phun cho luống rau bên này thì luống bên cạnh vẫn cho thu hoạch rau để bán, không ảnh hưởng gì cả. Với cách canh tác sử dụng phân bón hóa học thì cây rau mặc dù rất xanh tốt nhưng lại không để được lâu, dễ bị héo nhũn. Trong khi trồng rau theo phương pháp canh tác tự nhiên, cây rau có màu xanh đẹp hơn, lâu hơn, sâu bệnh hại cũng ít hơn, khi đưa ra thị trường được người tiêu dùng ưa chuộng”.

Đến với Thôn Hà Thanh, chúng ta không chỉ được đi trên con đường quê xanh, sạch, đẹp mà ở đây còn có nhiều khu vườn đẹp, những sản phẩm làm ra từ vườn cũng ”sạch “ được người tiêu dung tin cậy. Bây giờ, tại Thôn Hà Thanh, những hộ dân có diện tích trồng rau trong vườn ở đây đều sử dụng phương pháp canh tác này. Ông Dương Kim Huy, chủ tịch UBND xã Tượng Sơn cho biết: “Trong tiến trình xây dựng nông thôn mới, tiêu chí thứ 20 về đạt chuẩn Khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, vườn mẫu là tiêu chí bắt buộc phải đạt chuẩn thì đối với thôn Hà Thanh có 116 hộ dân đã đạt chuẩn 10/10 tiêu chí khu dân cư NTM kiểu mẫu. Cùng với sự phát triển đó thì kinh tế vườn tại địa phương rất được quan tâm, đặc biệt là chất lượng các sản phẩm được tạo ra từ vườn. Vì thế, chúng tôi đang khuyến khích bà con và nhân rộng mô hình này trên toàn xã để hướng tới vùng sản xuất rau sạch tại địa phương”.

Với cách làm này, nhằm tạo nên vườn  rau sạch, không sử dụng phân bón  hóa học và các loại thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng. Thay vào đó, chỉ sử dụng các loại phân bón, thuốc phòng trừ sâu bệnh hữu cơ, đảm bảo cho cây được cung cấp chất dinh dưỡng một cách tự nhiên. Đây là hướng đi nhằm nâng cao thu nhập cho bà con nông dân, hướng tới mục tiêu hình thành vùng sản xuất rau an toàn cần được nhân rộng và tiến tới phát triển nền nông nghiệp sạch, bền vững, một nền  nông nghiệp hữu cơ trong tương lai./.

Nguyễn Hoàn/khuyennonghatinh.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập158
  • Hôm nay28,941
  • Tháng hiện tại870,142
  • Tổng lượt truy cập93,247,806
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây