Học tập đạo đức HCM

Tìm giải pháp xử lý nước thải sinh hoạt nông thôn Hà Tĩnh

Thứ tư - 05/01/2022 08:23
Sáng 4/1, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới Hà Tĩnh và Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN Hà Tĩnh phối hợp tổ chức hội thảo tham vấn “Quản lý nước thải sinh hoạt cho nông thôn mới: công nghệ xử lý hiệu quả và mô hình quản lý bền vững”.
122d2120804t78981l0

Theo đánh giá hiện trạng xử lý nước thải sinh hoạt khu vực nông thôn của Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN Hà Tĩnh (Sở KH&CN) nước thải sinh hoạt tại Hà Tĩnh trước đây về cơ bản chưa được thu gom và xử lý.

122d2113613t64868l0

PGS.TS Nguyễn Hoàng Giang - Phó hiệu trưởng Trường Đại học Xây dựng Hà Nội: Thời gian qua, Hà Tĩnh đã dành nhiều sự quan tâm trong công tác xử lý nước thải sinh hoạt nông thôn, hi vọng các dự án, công nghệ sẽ sớm được nhân rộng trên địa bàn, góp phần vào sự phát triển kinh tế địa phương.

Trong những năm gần đây công tác xử lý nước thải đã được quan tâm, đặc biệt trong chương trình xây dựng NTM. Nhiều mô hình xử lý nước thải sinh hoạt đã được xây dựng với các công nghệ khác nhau.

122d2113716t28894l0

Chánh Văn phòng nông thôn mới Hà Tĩnh Trần Huy Oánh: Trường Đại học Xây dựng Hà Nội đã có nghiên cứu hết sức bài bản, nghiêm túc dự án xử lý nước thải sinh hoạt nông thôn tại Hà Tĩnh.

Tuy nhiên, nhận thức bảo vệ môi trường của các hộ dân, hộ sản xuất kinh doanh còn thấp, chưa đầu tư hệ thống xử lý môi trường, chất thải trực tiếp chưa qua xử lý nên nguy cơ gây ô nhiễm cao.

Chính quyền cấp xã đang gặp nhiều khó khăn trong định hướng cho việc xử lý nước thải sinh hoạt. Một số khu vực dân cư còn sử dụng nước giếng làng, giếng khoan nguy cơ ô nhiễm từ nước thải đến nguồn nước sinh hoạt sẽ rất cao, ảnh hưởng đến đời sống và sức khỏe người dân.

122d2113808t6488l3 2

PGS. TS Trần Thị Việt Nga - Giảng viên Trường Đại học Xây dựng Hà Nội (chủ nhiệm đề tài): Mục tiêu của đề tài là phát triển mô hình công nghệ xử lý và quản lý nước thải thích hợp nhằm khắc phục tình trạng ô nhiễm, hướng tới sự phát triển bền vững về kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường ở khu vực nông thôn.

Từ năm 2018 đến nay Hà Tĩnh đã xây dựng 7 mô hình xử lý nước thải sinh hoạt tập trung công suất từ 50 – 350m3/ngày đêm. Các mô hình chủ yếu được thực hiện theo công nghệ hồ sinh học; bể tự hoại BASTAF cải tiến kết hợp với sử dụng chế phẩm sinh học; công nghệ MBBR và công nghệ MET.

Năm 2018, Hà Tĩnh bắt đầu thí điểm xây dựng 5 mô hình xử lý nước thải nông hộ tại 2 xã Nam Hương và Thạch Điền, huyện Thạch Hà (nay là xã Nam Điền). Năm 2020, Hà Tĩnh bắt đầu hỗ trợ nhân rộng các mô hình, đến nay toàn tỉnh có xấp xỉ 5.000 mô hình. Các mô hình chủ yếu ứng dụng nguyên lý công nghệ bể tự hoại BASTAF cải tiến kết hợp với sử dụng chế phẩm sinh học.

122d2114313t98747l0

Ông Bùi Công Thư - Phó Chủ tịch UBND xã Lưu Vĩnh Sơn: Trước mắt, mô hình xử lý nước thải được xây dựng trên địa bàn cho thấy hiệu quả cao.

Về công tác quản lý, các công trình xử lý nước thải sinh hoạt trên địa bàn Hà Tĩnh sau khi xây dựng, lắp đặt được bàn giao lại cho chính quyền địa phương. Các công trình tại gia đình do các hộ chịu trách nhiệm vận hành xử lý theo hướng dẫn, giám sát của cán bộ chuyên trách tại các thôn, xóm, xã.

122d2120823t17309l0

Giám đốc Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN Hà Tĩnh Dương Thị Ngân: Ở khu vực nông thôn cần có các công nghệ xử lý nước thải tốt, chi phí vận hành thấp và quản lý dễ dàng mới có thể phát huy hiệu quả.

Nhằm tìm kiếm thêm các công nghệ xử lý mang tính hiệu quả cao, phù hợp với điều kiện Hà Tĩnh, nhóm nghiên cứu đã thử nghiệm các hệ thống xử lý nước thải phân tán bằng công nghệ thiếu khí kết hợp với hiếu khí có giá thể treo tại xã Cẩm Vịnh (huyện Cẩm Xuyên) và công nghệ bể lọc kỵ khí 2 ngăn kết hợp với bãi lọc trồng cây tại xã Lưu Vĩnh Sơn (huyện Thạch Hà).

Sau 4 tháng thi công, đến nay các mô hình đã vận hành thử nghiệm, bước đầu cho thấy kết quả xử lý nước thải khá hiệu quả.

122d2114837t17225l0

Người dân xã Lưu Vĩnh Sơn tham gia trồng cây tại bãi lọc xử lý nước thải sinh hoạt.

Tại hội thảo, các đại biểu, chuyên gia đã tập trung chia sẻ và đánh giá kinh nghiệm về xử lý nước thải nông thôn; thảo luận và đề xuất các giải pháp công nghệ, mô hình quản lý phù hợp để xử lý nước thải phân tán hiệu quả cho khu vực nông thôn.

Đại biểu đánh giá cao các chính sách liên quan đến giải quyết các vấn đề môi trường của tỉnh Hà Tĩnh; các công nghệ xử lý đã được thử nghiệm hiệu quả, áp dụng ở nhiều địa phương. Tuy nhiên, nhiều công nghệ mặc dù có hiệu quả xử lý cao nhưng đòi hỏi chi phí vận hành lớn, kỹ thuật phức tạp; tiêu tốn điện năng, hoá chất; tốn diện tích…

Hội thảo cũng đề nghị nhóm nghiên cứu Trường Đại học Xây dựng Hà Nội tiếp tục theo dõi, đánh giá hiệu quả dự án và cải tiến công nghệ, hạ giá thành lắp đặt để tiến tới chuyển giao cho địa phương áp dụng nhân rộng nhằm khắc phục, xử lý nước thải khu vực nông thôn.

 
Theo Dương Chiến/baohatinh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập156
  • Hôm nay43,430
  • Tháng hiện tại774,783
  • Tổng lượt truy cập91,948,512
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây