Tính đến nay, Đồng Tháp có 01 xã đạt 14 tiêu chí, 31 xã đạt từ 9 - 13 tiêu chí, 79 xã đạt từ 5 - 8 tiêu chí và 8 xã đạt dưới 5 tiêu chí. Các tiêu chí mà Đồng Tháp đạt được đã cao hơn chuẩn chung của cả nước, đây là thành công bước đầu của việc xây dựng nông thôn mới của tỉnh. Với mục tiêu phấn đấu đến năm 2015, xây dựng 30 xã điểm đạt 19 tiêu chí nông thôn mới, UBND tỉnh đã có sự chỉ đạo các cấp, các ngành tập trung ưu tiên hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu và phát triển sản xuất cho các xã chỉ đạo điểm nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế của địa phương. Công tác phát triển sản xuất luôn được quan tâm và lồng ghép từ chương trình khuyến nông, khuyến công để xây dựng mô hình trình diễn, tập huấn kiến thức về khoa học kỹ thuật để nông dân sản xuất giảm giá thành, đạt năng suất, góp phần tăng thu nhập cho người dân. Cụ thể trong năm 2012, ngành nông nghiệp đã hỗ trợ lập thủ tục mua sắm máy móc cho 69 đơn vị là tổ hợp tác, hợp tác xã với tổng số 390 máy phục vụ sản xuất các loại. Bên cạnh những kết quả đạt được, việc xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh còn gặp không ít khó khăn. Theo các thành viên Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới tỉnh Đồng Tháp, một số tiêu chí đăng ký phấn đấu nhưng khó hoàn thành như: Giao thông, trường học, nhà ở, cơ sở vật chất văn hóa, thu nhập, môi trường, nguyên nhân là do nhu cầu vốn huy động đầu tư cao, cần có thời gian dài để thực hiện và đánh giá. Có một số tiêu chí do Bộ Nông nghiệp và PTNT đưa ra chưa phù hợp với tình hình thực tế của từng địa phương như nhà văn hóa, chợ nông thôn, nhà ở nông thôn,… bởi nhu cầu về nhà văn hóa và chợ nông thôn ở mỗi địa phương là khác nhau, nếu nhất thiết mỗi xã đều có chợ, đều có nhà văn hóa thì dễ dẫn đến tình trạng xây dựng nhưng không sử dụng sẽ lãng phí rất lớn. Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Đăng Khoa nhấn mạnh: “19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới chỉ là định hướng nên cần vận dụng linh hoạt vào tình hình thực tế của địa phương, không nên quá máy móc. Hiện, chất lượng của các đồ án quy hoạch của các xã chưa cao và có sự chênh lệch khá lớn, 50% đồ án quy hoạch chưa bám theo nội dung được hướng dẫn tại các quy định có liên quan và đồ án quy hoạch điển hình. Vì vậy, Đồng Tháp cần tập trung nhiều vào công tác này, đây là tiền đề quan trọng quyết định sự thành công hay không. Xây dựng nông thôn mới là chương trình lớn, hợp lòng dân nhất từ trước đến nay nên cần được thực hiện đồng bộ, kiên trì và lâu dài theo quy hoạch. Để làm tốt xây dựng nông thôn mới thì cả hệ thống chính trị, cộng đồng cùng vào cuộc. Ngoài ra, cần chú trọng công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức của người dân và bồi dưỡng nghiệp vụ, tập huấn cho các cán bộ phụ trách công tác xây dựng nông thôn mới. Bên cạnh nguồn vốn của Nhà nước, các địa phương cần phát huy sức mạnh mọi nguồn lực, làm tốt việc xã hội hóa các công trình. Quan tâm nhiều hơn nữa đến vấn đề giáo dục, văn hóa và y tế của địa phương,… Có như vậy mới thực hiện được mục tiêu của chương trình xây dựng nông thôn mới là: Tạo ra ấm no, giàu đẹp và nghĩa tình.
|
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;